Các giai đoạn phát triển của mối quan hệ vợ chồng?

by Toàn Trần
Các giai đoạn phát triển của mối quan hệ vợ chồng.

Các giai đoạn phát triển của mối quan hệ vợ chồng.

Sau khi kết hôn thì mối quan hệ giữa hai người không chỉ là một cặp tình nhân như trước, mà sẽ có thêm nhiều yếu tố mới lạ và cực kì quan trọng được nảy sinh dành cho mối quan hệ vợ chồng trong quá trình cùng nhau chung sống. Quá trình chung sống giữa vợ và chồng trải qua những biến động, có khi diễn biến rất phức tạp. Sự biến động ấy có thể tạo nên sự chuyển biến tích cực hoặc tiêu cực trong mối quan hệ vợ chồng.

Quá trình chuyển biến đó có thể trải qua các giai đoạn sau:

  • Thời kỳ nồng thắm

Hai người yêu nhau thắm thiết, mãnh liệt, quan hệ vợ chồng mang tính hấp dẫn, háo hức, mới lạ, cưng chiều nhau. Cuộc sống chung vẫn còn xung đột, nhưng là sự xung đột “dễ thương”: hờn giận, bực dọc chốc lát, ít kéo dài. Quan hệ tình dục giữa vợ – chồng thường vô tổ chức, đầy hấp dẫn và mãnh liệt TK này thường bắt đầu từ ngay khi cưới đến 5 – 7 năm TK này càng dài, càng có tác động tích cực đến cuộc sống gia đình.

Các giai đoạn phát triển của mối quan hệ vợ chồng.

Hai người yêu nhau thắm thiết, mãnh liệt, quan hệ vợ chồng mang tính hấp dẫn, mới lạ, cưng chiều nhau.

Ví dụ: Trong thời kỳ này ở hai người có một số tật xấu ở một người thì người kia lại thấy điều đó là “dễ thương” và dễ dàng bỏ qua. Nhưng nếu hết thời kỳ này thì những tật xấu đó lại là những điều rất khó chịu cho một hoặc hai. Như việc bận rộn quá mà vứt đồ bừa bãi, để không đúng chỗ, lúc nào cũng phải nhắc.

  • Thời kỳ tình nghĩa

Là thời kì tình yêu giữa vợ – chồng đã trở nên sâu sắc, thắm thiết, tuy nhiên tính háo hức, hấp dẫn, thú vị giảm dần; tình cảm yêu thương lắng đọng, đi vào chiều sâu, tạo nên tình nghĩa vợ chồng sâu nặng. Hai vợ chồng yêu quý, tôn trọng nhau, chăm sóc, lo lắng cho nhau, cùng đồng tâm nhất trí trong việc xây dựng gia đình, nuôi dạy con cái. Thời kì này, nếu có những xung đột giữa vợ và chồng thì thường là xung đột “nội bộ” (hai người không muốn cho người khác biết), xung đột thường ở dạng tranh cãi, kéo dài có khi vài ba ngày.

Ví dụ: Trong chuyện sinh hoạt, có những thói quen như vứt đồ bừa bãi, để không đúng chỗ,… ở một bên làm bên kia khó chịu nhưng không chịu nói ra. Nhưng sự ấm ức đó vẫn ở trong lòng và sẽ xảy ra cãi vã lớn khi chuyện đó không thể chịu đựng được nữa rồi vẫn có thể giải hòa.

Các giai đoạn phát triển của mối quan hệ vợ chồng.

Con cái có vai trò quan trọng trong gia đình, là cầu nối, là hạnh phúc của vợ chồng.

Con cái có vai trò quan trọng trong gia đình, là cầu nối, là hạnh phúc của vợ chồng. Yếu tố kinh tế trở nên có vai trò quan trọng trong gia đình, là thời kì vun đắp cho sự phát triển của gia đình.

Ví dụ: Trong giai đoạn này, cả hai đều tập trung vào phát triển kinh tế nhưng không giống giai đoạn trước là mới phát triển, kinh tế trong giai đoạn này giúp cặp vợ chồng xây dựng thêm những thứ còn thiếu như việc đi học của con cái và êm đềm hơn trước. Quan hệ tình dục giữa vợ và chồng đi vào ổn định, mang tính chu kì, tùy theo sức khỏe. Thời kì này là thời kì hạnh phúc và ổn định của cuộc sống vợ chồng. Thời kì này kéo dài từ 10 – 20 năm hoặc hơn.

  • Thời kì tình yêu – Trách nhiệm

Thời kì này hạnh phúc gia đình suy giảm, mức độ yêu thương giữa vợ chồng đã phai nhạt dần. Tình yêu không còn mặn nồng đủ để tạo hạnh phúc và duy trì cuộc sống gia đình, không đủ sức ngăn chặn thói hư, tật xấu. Gia đình muốn tồn tại phải nhờ vào ràng buộc và trách nhiệm, luật pháp, ý thức đạo đức cá nhân. Tư tưởng ngoại tình có điều kiện nảy sinh, xung đột vợ chồng khá lớn, không còn tính nội bộ. Nếu có ý thức làm hòa, giáo dục lẫn nhau còn kịp thời có thể hàn gắn, duy trì.

Các giai đoạn phát triển của mối quan hệ vợ chồng.

Xung đột vợ chồng xảy ra khá lớn, không còn tính nội bộ.

Ví dụ: Nhiều cặp vợ chồng lúc này xảy ra nhiều tranh cãi trong việc giáo dục con cái, chăm sóc con cái hay sinh hoạt vợ chồng không hòa hợp. Nhưng không đủ tình cảm để có tha thứ như các giai đoạn trước mà phải làm rõ, ngăn chặn lại.

  • Thời kì trách nhiệm – Chịu đựng

Tình yêu thương vợ chồng hầu như không còn như trước. Cuộc sống vợ chồng chỉ còn là sự chịu đựng. Xung đột vợ chồng luôn căng thẳng, nặng nề, chực chờ bùng nổ, ý muốn ly hôn thường xuất hiện. Sự cảm hóa, giáo dục có hiệu quả rất thấp, khó xây dựng lại hạnh phúc như xưa.

Các giai đoạn phát triển của mối quan hệ vợ chồng.

Xung đột vợ chồng luôn căng thẳng, nặng nề, chực chờ bùng nổ, ý muốn ly hôn thường xuất hiện.

Ví dụ: Có nhiều cặp vợ chồng sống chung nhưng lại ở riêng phòng hay không thường xuyên có mặt ở nhà.

  • Thời kì đau khổ – Tan vỡ 

Là thời kì tồi tệ nhất. Quan hệ vợ chồng rất căng thẳng, hai người giận nhau đến mức thù hận, khó chịu khi ở bên nhau. Xung đột gia đình quyết liệt, cạn tình, cạn nghĩa. Các yếu tố ràng buộc (con cái, danh dự…) không đủ hiệu lực, li dị là giải thoát.

Các giai đoạn phát triển của mối quan hệ vợ chồng.

Quan hệ vợ chồng rất căng thẳng, hai người giận nhau đến mức thù hận, khó chịu khi ở bên nhau.

Ví dụ: Những lỗi lầm dù là nhỏ nhất cũng dẫn đến cãi vã, mâu thuẫn, nhất là về tiền bạc sẽ có nhiều cuộc tranh chấp nảy lửa, thậm chí gây hại đến tính mạng.

Lưu ý:

Sự xác định các thời kì kể trên chỉ là tương đối. Đây chỉ là trình tự có thể xảy ra ở một cặp vợ chồng, không phải tất cả các cặp vợ chồng đều trải qua đủ cả 5 thời kì này. Các cột mốc thời gian ở từng thời kì có thể biến động, tùy vào từng trường hợp cụ thể. Các biến động xảy ra khác nhau ở từng thời kì có thể rất khác nhau ở mỗi cặp vợ chồng. Muốn gia đình hạnh phúc lâu dài (chỉ ở thời kì 2 cho đến già), cả hai vợ chồng cần phải quan tâm vun đắp.

Các giai đoạn phát triển của mối quan hệ vợ chồng.

Muốn gia đình hạnh phúc lâu dài, cả hai vợ chồng cần phải quan tâm vun đắp.

Kết Luận:

Cuộc sống hôn nhân bao gồm rất nhiều yếu tố và phức tạp, đòi hỏi cả hai vợ chồng rất nhiều sự thấu hiểu và bao dung cho nhau. Nếu không nhường nhịn, cùng nhau bước qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc đời của mỗi cá nhân thì hôn nhân không thể kéo dài, để lại nhiều hậu quả ảnh hưởng đến cuộc sống của vợ chồng – con cái sau này. Cần phải suy nghĩ thật kĩ trước khi cùng nhau tiến tới hôn nhân bạn nhé, và phải suy nghĩ kĩ hơn nếu cả hai bàn đến chuyện ly hôn. Hy vọng Trần Toàn Psy có thể giúp bạn bồi đắp cuộc sống hôn nhân của mình thật viên mãn!

 

You may also like

Leave a Comment