LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ MỘT CUỘC HÔN NHÂN BỀN VỮNG VÀ HẠNH PHÚC?
Hiện nay, ly hôn là một thực trạng xã hội cần được quan tâm nhiều hơn. Số liệu thống kê cho thấy mỗi năm nước ta có khoảng 2 triệu lượt kết hôn, còn số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện nay là 600.000 cặp, nghĩa là cứ 4 cặp kế hôn thì sẽ có 1 cặp tan vỡ.
Nhóm có tỉ lệ ly hôn cao nhất thuộc về nhóm có độ tuổi từ 18 – 30 tuổi, chiếm khoảng 70%. Đặc biệt, nhóm tuổi này ly hôn trong khoảng thời gian từ 1 – 5 năm chung sống là nhiều nhất, chiếm tới 60%, thậm chí có những trường hợp đến với nhau chỉ vài tháng, hoặc vài ngày với nhiều lý do thì đa dạng. Vậy cùng Trần Toàn Psy tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng nhé!
Những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống vợ chồng
Mức độ tình yêu của vợ chồng
Khi mới cưới, tình yêu vợ chồng thường ở mức cao nhất. Sau đó, trong quá trình chung sống, tình yêu có thể bị biến đổi (tăng lên hoặc giảm sút). Mức độ tình yêu vợ chồng cao, cuộc sống vợ chồng càng hạnh phúc. Ngược lại, sự giảm sút tình cảm vợ chồng có thể làm cho hạnh phúc hôn nhân suy giảm theo.
Ví dụ: những thói hư tật xấu của vợ và chồng lúc yêu có thể dễ bỏ qua vì họ chưa sống chung. Nhưng sống chung rồi những thói hư đó làm một bên không chịu được dẫn đến tình yêu của họ bị giảm sút.
Sự hiểu biết lẫn nhau của vợ chồng
Sự hiểu biết lẫn nhau giúp vợ chồng có cách cư xử phù hợp với nhau, có kế hoạch giáo dục, cảm hóa lẫn nhau, dễ dàng hơn trong việc tìm ra tiếng nói chung khi có bất đồng, mâu thuẫn. Vợ chồng càng hiểu biết về nhau, càng có nhiều điều kiện chung sống hạnh phúc hơn. Vợ chồng cần tích cực, chú ý tìm hiểu lẫn nhau.
Ví dụ: Mỗi khi người vợ buồn bực chuyện gì thường hay mua trà sữa. Người chồng biết được điều này nên khi nào cãi nhau hay làm vợ buồn sẽ mua trà sữa cho vợ để làm lành với vợ.
Sự hòa hợp giữa vợ và chồng.
Sự hòa hợp giữa vợ và chồng thể hiện ở sự tương đồng về tâm lý, cá tính, nhất là tương đồng về quan điểm sống, lối sống.
Ví dụ: hai người có quan điểm sống trong chuyện quản lý tiền bạc, một người muốn gom quỹ chung còn người còn lại thì không muốn vì thấy tiền ai người đó sử dụng sẽ tốt hơn.
Sự hòa hợp còn được thể hiện ở hành vi yêu thương, quan tâm chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau, chấp nhận nhau. Sự hòa hợp có thể không xuất hiện ngay khi cưới mà thường là quá trình hình thành, phụ thuộc vào: tình yêu, sự thiện chí, đạo đức… Sự hòa hợp có thể được tạo nên bởi sự cảm hóa lẫn nhau, giáo dục nhau để đi tới sự tương đồng, hòa hợp.
Ví dụ: mặc dù không chung về cách quản lý tiền bạc nhưng hai người có thể thỏa thuận với nhau là cần có một khoảng chung và khoản riêng nhất định vì hai người ở chung với nhau sẽ có vấn đề cần hai đều phải chi trả và quan trọng hơn là hai người là một thể thống nhất, không nên sử dụng riêng biệt quá nhiều.
Sự hợp có ý nghĩa quan trọng. Nó thúc đẩy tình yêu giữa vợ và chồng, nuôi dưỡng hạnh phúc trong hôn nhân.
Đạo đức giữa hai vợ chồng.
Những phẩm chất tốt đẹp của vợ chồng thúc đẩy mạnh mẽ sự gia tăng hạnh phúc hôn nhân. Một số phẩm chất quan trọng trong việc duy trì hôn nhân: Sự trung thực, chung thủy, tôn trọng, tin tưởng nhau, hy sinh và quan tâm chăm sóc, sự cao thượng và vị tha, tính chịu đựng và kiềm chế, sự tế nhị, trách nhiệm,… Một số phẩm chất có hại: tính tự ái, có chấp, bần tiện, tham lam, ích kỷ, nghi kỵ…
Ví dụ: người chồng không trung thực nộp tiền vào quỹ chung, mà giữ lại nhiều hơn số tiền riêng để sử dụng vào việc khác mà không có sự chấp thuận của cả vợ chồng.
Theo thống kê về tỷ lệ ly dị ở VN, nguyên nhân dẫn đến đổ vỡ nhiều nhất là do ngoại tình, tiếp đến là sự nóng giận dẫn tới bạo lực gia đình.
Tình dục giữa hai vợ chồng.
Đây là vấn đề tế nhị nhưng rất quan trọng trong cuộc sống vợ chồng. Sự trục trặc trong vấn đề tình dục dễ làm quan hệ vợ chồng mất hạnh phúc. Giữa vợ và chồng cần tạo ra tính hấp dẫn và hòa hợp tình dục để không dẫn tới sự tẻ nhạt, đơn điệu khi chung sống cùng nhau.
Ví dụ: hòa hợp về chuyện tình dục, có đến 80% các cặp đôi ly dị trên thế giới vì không tìm được tiếng nói chung trong quan hệ chăng gối.
Con cái
Việc sinh con là nhu cầu mạnh mẽ của hai vợ chồng. Con cái mang lại niềm vui, hạnh phúc và sự kết nối rằng buộc giữa vợ và chồng.
Tuy nhiên, yếu tố con cái chỉ thực sự là niềm hạnh phúc của vợ và chồng khi đảm bảo các điều kiện sau:
- Là những đứa trẻ khỏe mạnh, ngoan ngoãn.
- Số lượng con vừa phải, thích hợp.
- Cha mẹ biết nuôi dạy con khoa học và thống nhất trong việc dạy con.
Ví dụ: đối với các gia đình có trẻ mắc chứng tự kỷ, họ rất mệt mỏi để chăm sóc và trông chừng đứa nhỏ bởi các triệu chứng khó chịu của tự kỷ.
Các yếu tố kinh tế – xã hội.
Hạnh phúc vợ chồng còn chịu chi phối bởi nhiều yếu tố kinh tế – xã hội khác:
- Sự giao tiếp xã hội, địa vị xã hội của hai vợ chồng
- Gia đình, họ hàng hai bên, nhất là cha mẹ, anh chị bên chồng, bên vợ
- Kinh tế gia đình: Cần đảm bảo nghề nghiệp của vợ/ chồng phải ổn định, biết sử dụng tiền bạc, chi tiêu hợp lý, có kế hoạch, sự công khai tài chính và những quy ước trong việc quản lý tài chính của hai vợ chồng.
Ví dụ: Vấn đề tài chính của gia đình nếu không đủ sẽ rất dễ dẫn đến vợ chồng mâu thuẫn, đổ lỗi cho nhau “Tiền tháng này tiêu xài cho việc gì mà không đủ, sao không có tiền để dành?”. Nhất là ở các gia đình có thu nhập thấp và mới cưới.
Khả năng tổ chức cuộc sống gia đình của từng người.
Là kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch về kinh tế, tài chính, lập kế hoạch về sự phát triển của gia đình và từng thành viên trong gia đình, sự đảm đang, khéo léo trong ứng xử, xây dựng nề nếp gia đình, kỹ năng tổ chức các hoạt động trong gia đình,…
Nếu cả vợ chồng cùng quan tâm đến việc tổ chức cuộc sống gia đình, hạnh phúc vợ chồng sẽ có điều kiện để phát triển cao. Ngược lại, sẽ gây cản trở trong việc xây dựng hạnh phúc vợ chồng.
Ví dụ: về việc lập kế hoạch tài chính, nếu một trong hai tiêu sài quá số tiền mình tích góp, trong dịch vừa qua họ không kịp điều chỉnh lại. Sẽ dẫn đến thiếu hụt tài chính và sinh ra mâu thuẫn.
Kết luận:
Đây là các yếu tố cơ bản trong cuộc sống trong việc “Làm thế nào để có một cuộc hôn nhân bền vững và hạnh phúc?”. Hôn nhân bền vững và hạnh phúc phụ thuộc rất nhiều vào cách các cặp vợ chồng vượt qua các giai đoạn phát triển mối quan hệ sau hôn nhân. Liệu họ có sẵn sàng thấu hiểu và bao dung cho nhau cho chặng đường dài sau này hay không phụ thuộc rất nhiều qua việc vượt qua các giai đoạn này. Hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi cùng nhau quyết định tiến đến hôn nhân các bạn nhé!