Table of Contents
Tâm Lý học là một ngành khoa học.
Từ khi loài người xuất hiện, Trái Đất cũng xuất hiện một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ – hiện tượng tâm lý mà nền văn minh cổ đại gọi là linh hồn. Khoa học nghiên cứu hiện tượng này là Tâm lý học.
Từ những tự tưởng đầu tiên sơ khai về hiện tượng tâm lý, Tâm lý học đã hình thành, phát triển không ngừng và ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong nhóm các khoa học về con người. Đây là một khoa học có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hãy cùng Trần Toàn Psy tìm hiểu nhé!
Tâm lý học là một ngành khoa học rộng lớn và đa dạng, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Tâm lý học phát triển
- Tâm lý học nhận thức
- Tâm lý học xã hội
- Tâm lý học lâm sàng
- Tâm lý học nhân cách
- Tâm lý học sinh học
- Tâm lý học thần kinh
Tâm lý học đã đóng góp rất nhiều cho sự hiểu biết của chúng ta về con người và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:
- Giáo dục
- Sức khỏe tâm thần
- Pháp luật
- Kinh doanh
- Marketing
Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển Tâm lý học.
Những tư tưởng tâm lý thời cổ đại.
Loài người xuất hiện trên Trái Đất chỉ mới được khoảng 10 ngàn năm – con người có trí khôn có một cuộc sống có lý trí, tuy ngày đầu còn rất sơ khai, mông muội. Trong các di chỉ của người nguyên thủy, đã có những bằng chứng đã đề cập đến quan niệm về cuộc sống của “hồn”, “phách” sau sự ngưng hoạt động của thể xác. Trong các văn tự từ thời cổ đại, trong các kinh Ấn Độ đã có những nhận xét về tính chất của ‘hồn”, đã có có những ý tưởng tiền khoa học về tâm lý.
Khổng Tử (551 – 479 TCN) nói đến chữ “tâm” của con người là “nhân, trí, dũng”, về sau học trò của ông nêu thành “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”.
Còn ở Hy Lạp cổ đại, Sokrates (469 – 399 TCN) đã đưa ra câu châm ngôn nổi tiếng “Hãy tự biết mình”. Đây là một định hướng có giá trị to lớn cho lĩnh vực Tâm lý học: con người có thể và cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta. Còn Aristoteles (384 – 322 TCN) là người đầu tiên “bàn về tâm hồn”, ông là một trong những người có quan điểm duy vật về tâm hồn con người, và cho rằng tâm hồn gắn liền với thể xác gồm có 3 loại:
- Tâm hồn thực vật có chung ở người và động vật làm chức năng dinh dưỡng (còn gọi là “tâm hồn dinh dưỡng”).
- Tâm hồn động vật có chung ở người và động vật làm chức năng cảm giác, vận động (còn gọi là “tâm hồn cảm giác”).
- Tâm hồn trí tuệ chỉ có ở người (còn gọi là “tâm hồn suy nghĩ”)
Quan điểm này đối lập với quan điểm của nhà triết học duy tâm cổ đại Platon (428 – 348 TCN), ông cho rằng tâm hồn là cái có trước, thực tại là cái có sau, tâm hồn do Thượng đế sinh ra. Tâm hồn trí tuệ nằm ở trong đầu, chỉ có ai cấp chủ nô, tâm hồn khát vọng nằm ở bụng và chỉ có ở tầng lớp nô lệ.
Đối lập với quan điểm duy tâm cổ đại là những quan điểm của các nhà triết học duy vật như: Thalès, Anaximandros, Heraclitus,… cho rằng tâm lý, tâm hồn cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chất như: nước, lửa, không khí, đất. Còn Democritus thì cho rằng tâm hồn là do nguyên tử cấu tạo thành, “nguyên tử lửa” có vai trò tạo nên tâm lý. Thuyết ngũ hành coi kim, mộc, thủy, hỏa thổ tạo nên vạn vật, trong đó có cả tâm hồn.
Các quan điểm duy vật và duy tâm luôn đấu tranh mãnh liệt xung quanh mối quan hệ vật chất và tinh thần, tâm lý và vật chất.
Những tư tưởng tâm lý học từ nửa đầu thế kỷ XIX trở về trước.
Trong suốt thời kỳ trung cổ, tâm lý mang tính chất thần bí. Nghiên cứu về cuộc sống tâm hồn bị quy định bởi các nhiệm vụ thần học, do vậy mọi kết quả nghiên cứu chỉ nhằm xem tâm hồn người sẽ phải đưa tới xứ sở của sự hưng thịnh như thế nào?
Thuyết nhị nguyên: René Descartes (1596 – 1650) đại diện cho phái nhị nguyên luận cho rằng vật chất và tâm hồn là hai thực thể tồn tại song song. Descartes coi cơ thể con người phản xạ như một chiếc náy. Còn bản thể tinh thần, tâm lý của con người thì không thể biết được. Song Descartes cũng đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lý.
Sang thế kỉ XVIII, tâm lý học bắt đầu có tên gọi. Nhà triết học Đức Wolff đã chia nhân chủng học (nhân học) ra thành hai thứ khoa học, một là khoa học về cơ thể, hai là tâm lý học. Năm 1732, ông xuất bản cuốn “Tâm lý học kinh nghiệm”. Sau đó 2 năm (1734) ra đời cuốn “Tâm lí học lí trí”. Thế là “Tâm lý học” ra đời từ đó.
Các thế kỷ XVII – XVIII – XIX cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và duy vật xung quanh mối quan hệ giữa tâm và vật.
- Các nhà triết học duy tâm chủ quan như Berkeley (1685- 1753), E. Mach (1838 – 1916) cho rằng thế giới không có thực thế giới chỉ là “phức hợp các cảm giác chủ quan” của con người Còn D. Hume (1711 – 1776) coi thế giới chỉ là những “kinh nghiệm chủ quan”. Nguồn gốc của kinh nghiệm là do đâu? Hume cho rằng con người không thể biết. Vì thế, người ta vẫn coi Hume thuộc vào phái bất khả tri.
Học thuyết duy tâm phát triển tới mức độ cao thể hiện ở “ý” niệm tuyệt đối” của Hegel.
- Thế kỉ XVII – XVIII – XXX, các nhà triết học và tâm lý học phương Tây đã phát triển chủ nghĩa duy vật lên một bước cao hơn: Spinoza (1632 – 7) coi tất cả các vật chất đều có tư duy; La Mettrie (1709 – 1751) một trong các nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật Pháp thừa nhận chỉ có cơ thể mới có cảm giác; còn Cabanis (1757 – 1808) cho rằng não tiết ra tư tưởng, giống như gan tiết ra mật
Feuerbach (1804 – 1872) nhà duy vật lỗi lạc bậc nhất trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, khẳng định: Tinh thần, tâm lý không thể tách rời khỏi não người, nó là sản vật của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao là bộ não.
Đến nửa đầu thế kỉ XIX có rất nhiều điều kiện để tâm lý học trưởng thành, tự tách ra khỏi mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ triết học, vào triết học với tư cách là một bộ phận, một chuyên ngành của
Tâm lý học chính thức trở thành một khoa học độc lập.
Từ đầu thế kỉ XX trở đi, nền sản xuất thế giới đã phát triển mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, tạo điều kiện cho tâm lý học trở thành một khoa học độc lập. Trong đó phải kể tới thành tựu của các ngành khoa học có liên quan như: thuyết tiến hóa của Darwin (1809 – 1882) nhà duy vật người Anh, thuyết tâm sinh lí học giác quan của Helmholtz (1821 – 1894) người Đức, thuyết tâm – vật lý học của Fechner (1801 – 1887) và Vebe (1795 -1878) cả hai đều là người Đức, tâm lý học phát sinh của Galton (1822 – 1911) người Anh, và các công trình nghiên cứu về.tâm thần học của bác sĩ Charcot (1875 – 1893) người Pháp…
Thành tựu của chính khoa học tâm lý lúc bấy giờ, cùng với thành tựu của các lĩnh vực khoa học nói trên là điều kiện cần thiết giúp cho tâm lí học đã đến lúc trở thành khoa học độc lập. Đặc biệt trọng lịch sử tâm lý học, một sự kiện không thể không nhắc tới là vào năm 1879, nhà tâm lý học Đức Wilhelm Wundt (1832 – 1920) đã sáng lập ra phòng thí nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới tại thành phố Leipzig. Và một năm sau đó trở thành Viện Tâm lý học đầu tiên của thế giới, xuất bản các tạp chí tâm lý học. Từ vương quốc của chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức chủ quan là đối tượng của tâm lý học và con đường nghiên cứu ý thức là các phương pháp nội quan, tự quan sát, Wundt đã bắt đầu chuyển sang nghiên cứu tâm lý, ý thức một cách khách quan bằng quan sát, thực nghiệm, đo đạc…
Để góp phần tấn công vào chủ nghĩa duy tâm, đầu thế kỷ XX các dòng phái tâm lý học khách quan ra đời, đó là: tâm lý học* hành vi, tâm lý học Gestalt, phân tâm học. Trong thế kỉ XX còn có những dòng phái tâm lý học khác có vai trò nhất định trọng lịch sử phát triển khoa học tâm lý hiện đại như đồng phái tâm lý học nhân văn, tâm lý học nhận thức. Và nhất là sau Cách mạng tháng Mười năm 1917 thành công ở Nga, dòng phái tâm lý học hoạt động do các nhà tâm lý học Xô Viết sáng lập đã đem lại những bước ngoặt lịch sử đáng kể trong tâm lý học.
Kết luận:
Tâm lý học hiện nay là một ngành khoa học còn tương đối trẻ so với các ngành khoa học khác, nhưng nó đạt được nhiều tiến bộ to lớn và sau nó có một lịch sử lâu đời. Cho đến hiện tại, kiến thức Tâm Lý học ngày càng được nhận ra tầm quan trọng trong việc ứng dụng trong các ngành nghề và các lĩnh vực đa dạng khác.