John B. Watson (1878 – 1958).
John B. Watson sinh năm 1878, tại một trang trại không xa Greenville, bang nam Carolina. Mẹ ông là người rất sùng đạo, nhưng cha lại là người không theo đạo, lười biếng, nghiện rượu, chịu ảnh hưởng của lối sống buông thả và có quan hệ ngoài giá thú. Vì thế nên gia đình ông thường đứng trên bờ vực nghèo đói. Khi J. Watson 3 tuổi cha ông bỏ nhà đi với một người phụ nữ. Đối với J. Watson, đây là một chấn thương đeo đẳng suốt cả đời. Nhiều năm sau, khi J. Watson đã trở thành giàu có và nổi tiếng, cha ông đến New York để định gặp, nhưng J. Watson đã từ chối.
Thời trẻ, J. Watson là người hay vi phạm pháp luật, là học sinh khó bảo, hay cãi lộn và thường không chịu được sự kiểm soát. Năm 16 tuổi, J. Watson học Trường Đại học Tổng hợp giáo phái Furman ở Gravila, định trở thành linh mục như đã từng hứa với mẹ. Nhưng do bướng bỉnh nên ông bị lưu ban một năm, đến năm 1900 mới tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Furman. Vì mẹ mất, ông không làm linh mục và đến làm việc tại Đại học Chicago – Trung tâm của Tâm lý học chức năng thời đó ở Mỹ.
Năm 1903, J. Watson nhận bằng tiến sĩ triết học và trở thành tiến sĩ trẻ nhất của Đại học Tổng hợp Chicago. Luận án của ông mang tên Dạy động vật: sự phát triển thể chất của chuột bạch. Một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực Tâm lý học động vật.
Khi làm quen với công trình của Engel trong Tâm lý học chức năng, Watson đã say mê tâm lí học. Ngoài ra, ông đã bắt đầu nghiên cứu sinh học và sinh lí học cùng với J. Loeb, người đã giảng giải cho ông rõ về quan điểm cơ học. Trong những năm 1913 ông làm việc dưới quyền của R. Jerks.
Trước năm 1903, khi còn ở Đại học Tổng hợp Chicago với chức danh giảng viên. Watson đã công bố luận văn bàn về sự trưởng thành sinh lí và thần kinh của chuột bạch và bằng cách đó ông đã thể hiện khuynh hướng nghiên cứu động vật của mình. “Tôi không muốn tiến hành thực nghiệm ở người”. Chính tôi luôn luôn từ chối nhận làm nghiệm thể. Tôi không ưa thích những bản hướng dẫn khéo léo, ngu ngốc dành cho nghiệm thể. Trong những trường hợp đó, tôi luôn luôn cảm thấy lúng túng và hành động thiếu tự nhiên. Nhưng khi làm việc với động vật, tôi cảm thấy như mình đang ở nhà. Khi nghiên cứu động vật, tôi tiến gần hơn với sinh học và đứng bằng cả hai chân trên mặt đất. Dần dần, ở tôi hình thành ý nghĩ rằng, khi quan sát hành vi của động vật, tôi có thể giải thích tất cả những gì mà những nhà khoa học khác phát hiện ra khi dùng người làm vật thí nghiệm.
Theo các đồng nghiệp, J. Watson không phải là người có thế mạnh trong lĩnh vực tự phân tích. Ông không có tài năng và khí chất cần thiết để tiến hành tự quan sát. Có thể chính khiếm khuyết này đã thúc đầy mạnh mẽ ông trong nghiên cứu tâm lý học khách quan về hành vi. Ngoài ra, nếu tâm lý học là một khoa học chỉ nghiên cứu hành vi, điều đó có thể nghiên cứu ở động vật y hệt như ở người, thì những hứng thú nghề nghiệp của chuyên gia tâm lý động vật hoàn toàn có thể đưa vào trào lưu chung của lĩnh vực khoa học này.
Năm 1908, J. Watson đã được đề nghị học hàm Giáo sư Đại học Tổng hợp Johns Hopkins ở Baltimore. Tuy không muốn bỏ Chicago, nhưng một chức vụ có uy tín, một phòng thí nghiệm và được tăng lương đáng kể mà Đại học Johns Hopkins đề nghị đã hấp dẫn ông. J. Watson đã sống ở Đại học Tổng hợp Johns Hopkins 12 năm và đây là thời gian thành đạt nhất của ông.
Người đã mời J. Watson đến làm việc tại Đại học Tổng hợp Johns Hopkins là D.M. Bonduin (1861 – 1934) – người đã cùng J.M. Cattell xuất bản tạp chí “Bình luận Tâm lý học”. Sau khi Bonding nghỉ hưu, J. Watson đã được đề bạt làm Chủ nhiệm bộ môn Tâm lý học và thay Bonding làm biên tập viên của tạp chí có danh tiếng “Bình luận Tâm lý học”. Như vậy, ở độ tuổi 31, J. Watson đã trở thành một nhân vật quan trọng trong tâm lý học Mỹ. Ông đã ở đúng vị trí và đúng thời điểm.
Từ năm 1903, ông đã bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về cách tiếp cận khách quan hơn đối với tâm lý học và lần đầu tiên ông phát biểu những ý tưởng ấy vào năm 1908 ở Baltimore, trong một cuộc hội thảo hàng năm của Hội Tâm lý học và Triết học miền Nam. Trong bài viết của mình, J. Watson khẳng định rằng lý thuyết về các quá trình tâm lý hay các quá trình tư duy “không có giá trị khoa học nào cả” (Rate, 1993, tr.5). Theo lời mời của J. Cattell, năm 1912, J. Watson đã tiến hành một loạt bài giảng ở Đại học Tổng hợp Colombo, đề cập đến những vấn đề trên. Năm sau, ông cho công bố bài viết đã trở thành nổi tiếng của mình Tâm lý học dưới con mắt của nhà hành vi (Psychology from the Standpoint of a Behaviorist) trong tạp chí “Bình luận Tâm lý học”. Bài báo này được coi là tuyên ngôn của Tâm lý học hành vi, với tư cách là một chuyện ngành khoa học.
Chỉ hai năm sau khi công bố bài viết trên, J. Watson đã được bầu là Chủ tịch Hội Tâm lý học Mỹ. Lúc đó ông mới 37 tuổi.
Cuốn sách Hành vi: Nhập môn Tâm lý học so sánh (Behavior: An introduction to Comparative Psychology) được công bố năm 1914. Trong đó, J. Watson ủng hộ việc thừa nhận Tâm lý học động vật và việc sử dụng động vật trong các nghiên cứu tâm lý học.
J.Watson muốn thuyết Hành vi có ý nghĩa thực tiễn. Những tư tưởng của ông có liên quan không chỉ với công việc trong phòng thí nghiệm mà đến toàn bộ thế giới xung quanh và chính vì thế, ông làm việc căng thẳng, đưa các nhà chuyên môn vào lĩnh vực Tâm lý học ứng dụng. Năm 1916, ông trở thành cổ vắn riêng cho một hãng bảo hiểm lớn và đã đề xuất giảng những bài tâm lí học quảng cáo cho học sinh nghiên cứu kinh doanh trong Đại học Tổng hợp Johns Hopkins.
Hoạt động nghề nghiệp của J. Watson đã bị đứt quãng bởi Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông trở thành thiếu tá không quân. Sau chiến tranh, năm 1918 ông bắt đầu tiến hành nghiên cứu trẻ em, điều này đã trở thành một trong những nỗ lực ban đầu tiến hành thực nghiệm trên trẻ em.
Cuốn sách tiếp theo của ông: Tâm lý học dưới con mắt của nhà Hành vi (Psychology from the Standpoint of a Behaviorist) được công bố năm 1919. Đây là sự trình bày đầy đủ nhất những luận điểm cơ bản của thuyết Hành vi và khẳng định rằng, những phương pháp và nguyên tắc được gợi ý đối với tâm lý động vật là thích hợp cả trong nghiên cứu hành vi con người.
Vào thời gian này, cuộc sống gia đình của J. Watson đi vào tan rã. Sự thiếu chung thuỷ của ông đã làm người vợ đau khổ. Ông đã yêu người học trò, trợ lý của mình, Rosalie Rayner, một cô gái bằng nửa tuổi ông, con một gia đình giàu có ở Baltimore.
Việc ly hôn đã đặt dấu chấm hết con đường công danh đầy hứa hẹn của Watson. Ông buộc phải rời khỏi trường đại học. J. Watson bị bất ngờ. Mặc dù đã cưới Rosalie Rayner, nhưng ông không được nhận học vị khoa học.
Không một trường đại học tổng hợp nào dám mời ông làm việc dài hạn vì tai tiếng của ông và ông nhanh chóng hiểu rằng cần phải bắt đầu một cuộc sống mới. J. Waston bước vào con đường nghề nghiệp thứ hai – nhà tâm lý học trong lĩnh quảng cáo. Năm 1921, ông làm việc cho hãng quảng cáo J. Walter Thompson vối mức lương 25.000 USD/ năm (gấp 4 lần mức lương dạy đại học của ông), 10m việc với nhiệt tình và năng khiếu đặc trưng của mình trong vòng ba năm, ông đã trở thành Phó Chủ tịch của hãng. Năm 1936, ông chuyển sang hãng khác và làm việc cho đến khi về hưu năm 1945.
Sau năm 1920, tất cả mọi tiếp xúc của J. Watson với giới khoa học đã hoàn toàn mang tính gián tiếp. Ông dành nhiều thời gian cho việc phổ biến tư tưởng của mình, nhờ những phương tiện thông tin đại chúng. Ông giảng bài, phát biểu trên radio, công bố bài báo trên các tạp chí khoa học thường thức.
Những bài giảng này là nền tảng cho cuốn sách trong tương lai Thuyết Hành vi (1924). Trong đó, ông trình bày chương trình của mình về sự lành mạnh hóa đạo đức – xã hội.
Năm 1928, ông công bố cuốn sách Giáo dục tâm lý trẻ em (Psychological care of the infant and Child), trong đó, mô tả những quy tắc chặt chẽ của hệ thống giáo dục trẻ – hệ thống tạo điều kiện hình thành ở trẻ những mối liên hệ bền vững với môi trường xung quanh. Cuốn sách có nhiều chỉ dẫn về giáo dục trẻ theo tinh thần thuyết Hành vi.
Cuốn sách này có tác động mạnh mẽ đến mọi người, đơn giản chỉ vì nó do J. Watson viết. Những thế hệ trẻ em, bao gồm cả con của J. Watson đã được giáo dục phù hợp với những quy định sẵn có. Ông là người kiên định trong khát vọng biến những tư tưởng khoa học thuyết Hành vi của mình vào thực tế.
Cuộc sống của J. Watson thay đổi vào năm 1935, khi vợ ông chết. Con trai ông nhớ lại rằng đó là trường hợp duy nhất anh nhìn thấy cha mình khóc. Watson ôm vai con mình trong chốc lát. Mc. Graw, nhà tâm lí học New York đã gặp J. Watson ngay sau sự kiện này. Ông thổ lộ với bà rằng, mình đã không được chuẩn bị sẵn sàng đón cái chết của vợ. Do hơn vợ 20 tuổi nên ông luôn tin rằng ông sẽ chết trước bà. Ông trò chuyện với Graw rất lâu và “nghi ngờ rằng khi nào đó có thể thoát khỏi được nỗi buồn của mình”.
Sự thật, J. Watson đã không thoát khỏi điều đó. Ong trở nên khép mình lại, tránh mọi tiếp xúc xã hội và hoàn toàn đấm mình trong công việc. Ông bán tài sản và chuyển sang ở một ngôi nhà gỗ nhỏ trong trang trại, giống như ngôi nhà thời ấu thơ của mình.
Năm 1957, khi J. Watson 79 tuổi, Hiệp hội Tâm lý học Mĩ đã biểu quyết đưa tên ông vào danh sách danh dự, đánh giá ông là “một trong những người quyết định trong tâm lý học hiện đại, là xuất phát điểm của nhiều nghiên cứu thành công theo các hướng khác nhau”. Người ta mời J. Watson đến dự buổi lễ trọng thể này, nhưng vào phút chót ông đã từ chối và yêu cầu cho con trai cả thay mình. Ông sợ rằng trong giờ phút trọng đại, do xúc động, ông sẽ không kiểm soát được hành vi của mình”.
Ông mất năm 1958, trước đó ông đã đốt tất cả thư, bản viết tay. Ông không để lại cái gì cho các nhà lịch sử.
Lời kết.
Trần Toàn Psy mong sẽ giúp các bạn có thể biết thêm về Tâm Lý học, chúc bạn có một ngày thật tích cực <3.
(Nguồn: Giáo Trình Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người – Phan Trọng Ngọ)