Tư vấn Tâm Lý và Tham vấn Tâm Lý? Cái nào sẽ đúng hơn ở 2025?

by Toàn Trần
Tư vấn Tâm Lý hay Tham vấn Tâm Lý? Trong trị liệu tâm lý sử dụng cái nào?

Theo như ta thấy được, việc cung cấp thông tin, cho lời khuyên, trợ giúp những khó khăn tâm lý, hoặc hướng dẫn hay chỉ bảo… cho một cá nhân, tổ chức khi họ có nhu cầu thường được gọi là tư vấn. Và thuật ngữ Consultation (Tư vấn) hay Counseling (Tham vấn) đều được dịch là Tư vấn trong từ từ điển tiếng Việt. Nó được đề cập là “Đóng góp ý kiến về những vấn đề được hỏi đến, nhưng không có quyền quyết định”.

Tư vấn và Tham vấn là gì?

Tư vấn là gì?

Tư vấn Tâm Lý hay Tham vấn Tâm Lý? Trong trị liệu tâm lý sử dụng cái nào?

Đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho đối tượng cần tư vấn.

Theo tài liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO, tư vấn là một dịch vụ lời khuyên theo hợp đồng và phục vụ các tổ chức bởi những người có trình độ chuyên môn và được đào tạo để giúp đỡ một cách khách quan và độc lập với tổ chức khách hàng. Hoặc, bạn sẽ làm tư vấn khi muốn thay đổi và cải thiện tình huống nhưng không trực tiếp điều khiển nó. Trọng tâm thì sẽ tập trung vào nhà tư vấn, quá trình cố vấn có thể chỉ diễn ra trong một lần gặp gỡ. Người tư vấn sẽ đưa ra những quyết định mà họ cho là phù hợp nhất với đối phương. Đưa ra những lời khuyên tốt nhất nhưng không quan tâm đến sự chuyển tải thấu cảm, chấp nhận tới thân chủ.

  • Mục đích: Tư vấn thường liên quan đến việc cung cấp chuyên môn hoặc kiến thức trong một lĩnh vực cụ thể để giải quyết vấn đề hoặc cải thiện tình hình.
  • Chuyên gia: Các chuyên gia tư vấn có thể là những người có kinh nghiệm sâu rộng và kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực như quản lý, tài chính, công nghệ,…
  • Phương pháp: Các nhà tư vấn phân tích tình huống, đưa ra các giải pháp cụ thể và khuyến nghị. Họ có thể cung cấp chiến lược, công cụ, hoặc quy trình để cải thiện hiệu suất hoặc giải quyết vấn đề.

Tham vấn là gì?

Tư vấn Tâm Lý hay Tham vấn Tâm Lý? Trong trị liệu tâm lý sử dụng cái nào?

Giúp thân chủ tự nhận ra khả năng và điểm mạnh của họ để họ tự giải quyết vấn đề của bản thân.

Là một cuộc nói chuyện mang tính cá nhân giữa nhà tham vấn với một hoặc vài người đang cần sự hỗ trợ để đối mặt với khó khăn, thách thức trong cuộc sống. Trọng tâm của cuộc tham vấn nhắm vào người được tham vấn, quá trình tham vấn bao gồm nhiều cuộc nói chuyện liên tiếp. Mối quan hệ này cần phải xây dựng lòng tin, có thái độ chấp nhận, thấu cảm và không phán xét. Giúp thân chủ tự nhận ra khả năng và điểm mạnh của họ, tin tưởng vào khả năng tự giải quyết vấn đề của họ.

  • Mục đích: Tham vấn thường tập trung vào việc hỗ trợ cá nhân hoặc nhóm trong việc xử lý vấn đề cảm xúc, tâm lý hoặc hành vi. Đây là quá trình giúp người khác tìm hiểu và giải quyết các vấn đề nội tâm, tâm lý.
  • Chuyên gia: Các nhà tham vấn thường là những chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý học, tư vấn tâm lý, hay xã hội học. Họ giúp khách hàng tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và hỗ trợ họ trong quá trình thay đổi và phát triển cá nhân.
  • Phương pháp: Tham vấn thường sử dụng các phương pháp như lắng nghe, đặt câu hỏi mở, và các kỹ thuật hỗ trợ cá nhân để giúp người tham vấn tự hiểu rõ hơn về vấn đề của họ và tìm ra giải pháp.

Tham vấn tâm lý là gì?

Tư vấn Tâm Lý hay Tham vấn Tâm Lý? Trong trị liệu tâm lý sử dụng cái nào?

Tham vấn can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, xúc cảm, hành vi.

Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ (ACA, 1997) cho rằng: Tham vấn là sự áp dụng nguyên tắc tâm lý, sức khỏe, tính thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, xúc cảm, hành vi, tập trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp cũng như vấn đề bệnh lý

Các yếu tố chính của tham vấn tâm lý bao gồm:

Khám Phá Bản Thân:

  • Giúp người tham vấn nhận diện và hiểu rõ hơn về cảm xúc, suy nghĩ, và hành vi của mình.
  • Khuyến khích sự tự nhận thức và phát hiện các mẫu hành vi hoặc suy nghĩ không hiệu quả.

Giải Quyết Vấn Đề:

  • Cung cấp một không gian an toàn để thảo luận về các vấn đề hoặc khó khăn mà người tham vấn đang đối mặt.
  • Hỗ trợ trong việc tìm kiếm giải pháp và phát triển các chiến lược để giải quyết vấn đề.

Phát Triển Kỹ Năng:

  • Giúp người tham vấn học hỏi các kỹ năng đối phó, quản lý stress, và giao tiếp hiệu quả.
  • Khuyến khích sự phát triển cá nhân và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tạo Mối Quan Hệ Tin Cậy:

  • Xây dựng một mối quan hệ tin cậy và hỗ trợ giữa nhà tham vấn và người tham vấn.
  • Đảm bảo rằng người tham vấn cảm thấy được lắng nghe và hiểu rõ.

Sử Dụng Các Phương Pháp Tham Vấn:

    • Áp dụng các phương pháp và kỹ thuật tâm lý khác nhau, như phân tích hành vi, tư duy phản chiếu, và kỹ thuật giải quyết vấn đề.
    • Có thể bao gồm các phương pháp như liệu pháp nhận thức hành vi (CBT), liệu pháp tâm lý động lực, hoặc liệu pháp tâm lý phân tích.

Đối tượng tham vấn tâm lý thường là:

Tư vấn Tâm Lý hay Tham vấn Tâm Lý? Trong trị liệu tâm lý sử dụng cái nào?

Đối tượng tham vấn tâm lý thường là những người muốn cải thiện chất lượng cuộc sống.

  • Những người gặp khó khăn trong việc đối phó với stress, lo âu, trầm cảm, hoặc các vấn đề cảm xúc khác.
  • Những người muốn cải thiện chất lượng cuộc sống, xây dựng sự tự tin, hoặc phát triển kỹ năng cá nhân.
  • Những người trải qua những biến cố lớn trong cuộc sống như mất mát, ly hôn, hoặc thay đổi lớn trong cuộc sống.

Kết luận:

Vậy, ta có thể thấy rằng sử dụng thuật ngữ Tham vấn tâm lý mới phù hợp cho lĩnh vực tâm lý, hay trị liệu, chữa lành,… chứ không phải là Tư vấn tâm lý. Vậy Trần Toàn Psy đã giúp bạn tự cung cấp cho mình một ít kiến thức về tâm lý nữa rồi nè, cảm ơn bạn đã đọc nhé!

You may also like

Leave a Comment