Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên (Alice in Wonderland Syndrome – AIWS) là một dạng rối loạn thần kinh hiếm gặp, ảnh hưởng đến nhận thức của con người về không gian, thời gian và hình ảnh cơ thể. Những người mắc hội chứng này thường có cảm giác kích thước cơ thể hoặc đồ vật xung quanh bị bóp méo, thay đổi bất thường, giống như những trải nghiệm kỳ lạ trong câu chuyện “Alice ở xứ sở thần tiên” của Lewis Carroll. Cùng Trần Toàn Psy tìm hiểu trong bài viết sau.
Table of Contents
Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên (AIWS)
Hội chứng này được đặt tên theo cuốn tiểu thuyết “Alice ở xứ sở thần tiên” của Lewis Carroll, vì những trải nghiệm của nhân vật Alice trong truyện tương tự như các triệu chứng của hội chứng, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên. Ngoài ra, hội chứng này còn một tên gọi khác nữa là Todd.

Có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Ví dụ: Một người mắc AIWS có thể cảm thấy tay chân của mình dài ra hoặc co ngắn lại bất thường, nhìn thấy những đồ vật xung quanh to lớn quá mức hoặc nhỏ bé đến khó tin. Cảm giác về không gian và thời gian cũng có thể bị bóp méo nghiêm trọng, khiến người bệnh cảm thấy như thể đang sống trong một thế giới không thực.
Triệu chứng của Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên
Các triệu chứng có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ, và có thể xuất hiện theo từng đợt. Nó có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh nhận thức của người bệnh, bao gồm:
- Rối loạn kích thước cơ thể (Micropsia, Macropsia): Người bệnh có thể cảm thấy các bộ phận trên cơ thể bị thu nhỏ hoặc phóng to bất thường. Ví dụ: Người bệnh sẽ có thể cảm thấy tay hoặc chân họ sẽ to hơn, dẫn đến xem các đồ vật xung quanh là nhỏ, không phù hợp với người khổng lồ như mình,..
- Rối loạn kích thước vật thể (Pelopsia, Teleopsia): Các đồ vật xung quanh có thể bị biến dạng, trở nên nhỏ hơn, lớn hơn hoặc bị kéo dài một cách kỳ lạ. Ví dụ: Cái cốc trước mặt sẽ to hơn bình thường, người bệnh sẽ cảm thấy nó là của người khổng lồ chằng hạn,…
- Rối loạn thị giác: Xuất hiện ảo giác về hình dạng, màu sắc hoặc kích thước của sự vật. Ví dụ: Không gian xung quanh có thể bị uốn cong, mọi thứ trước mắt có thể như kính vạn hoa,..
Rối loạn thị giác, xuất hiện ảo giác.
- Mất nhận thức về thời gian: Thời gian có thể trôi qua nhanh hơn hoặc chậm hơn so với thực tế, khiến người bệnh cảm thấy bối rối.
- Mất phương hướng: Khó khăn trong việc xác định khoảng cách hoặc phương hướng di chuyển.
- Rối loạn thính giác và xúc giác: Cảm giác âm thanh bị khuếch đại hoặc giảm sút bất thường, đôi khi cảm nhận được những thứ không có thật.
Nguyên nhân của Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên
Nguyên nhân chính xác của AIWS vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng các nghiên cứu cho thấy hội chứng này có liên quan đến một số yếu tố sau:
- Đau nửa đầu: AIWS thường xuất hiện trước, trong hoặc sau cơn đau nửa đầu.
- Nhiễm virus: Một số trường hợp AIWS có liên quan đến virus Epstein-Barr, loại virus gây bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
Virus Epstein-Barr
- Động kinh thùy thái dương: Sự bất thường trong hoạt động của thùy thái dương có thể góp phần gây ra AIWS.
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc hay chất kích thích mạnh có thể gây ra triệu chứng bóp méo nhận thức tương tự AIWS.
- Rối loạn thần kinh trung ương: Các vấn đề như chấn thương sọ não, u não hoặc bệnh lý thần kinh cũng có thể liên quan đến hội chứng này.
Chẩn đoán
Hiện tại, Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên chưa được liệt kê trong DSM-V và ICD-10 như một rối loạn riêng biệt, nhưng các triệu chứng có thể liên quan đến một số rối loạn thần kinh và tâm thần khác. Việc chẩn đoán thường dựa vào:
- Tiền sử bệnh lý của bệnh nhân.
- Kiểm tra thần kinh và tâm lý.
- Các xét nghiệm hình ảnh học như MRI, CT Scan để loại trừ các nguyên nhân nghiêm trọng khác.
- Đánh giá sự liên quan giữa AIWS và các bệnh lý như đau nửa đầu, động kinh hoặc nhiễm virus.
Liệu pháp trị liệu
Hiện nay chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên, nhưng một số phương pháp sau có thể giúp kiểm soát sự lo lắng, hoảng sợ và rối loạn tâm lý của thân chủ.
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT): Giúp bệnh nhân hiểu và kiểm soát phản ứng đối với các triệu chứng bất thường của AIWS.
- Kiểm soát đau nửa đầu: Nếu AIWS liên quan đến đau nửa đầu, việc điều trị bằng thuốc giảm đau, thay đổi chế độ ăn uống và kiểm soát căng thẳng có thể giúp giảm triệu chứng.
- Liệu pháp thư giãn và thôi miên: Một số bệnh nhân có thể giảm triệu chứng khi sử dụng các phương pháp thư giãn, thiền định hoặc thôi miên.
- Dược lý liệu pháp: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc an thần, thuốc chống động kinh hoặc thuốc điều trị đau nửa đầu để kiểm soát các triệu chứng.
Thời gian điều trị tùy thuộc vào mỗi cá nhân khác nhau.Hiện tại các nhà khoa học vẫn đang tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả cho AIWS.
Kết luận
Điều quan trọng cần lưu ý là Hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên không phải là một bệnh tâm thần, mà là một rối loạn thần kinh có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức và sinh hoạt hàng ngày của người mắc phải. Việc hiểu rõ về hội chứng này sẽ giúp người bệnh và gia đình chủ động hơn trong việc quản lý triệu chứng và tìm kiếm sự hỗ trợ y tế khi cần thiết. Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu của AIWS, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ thần kinh để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tinh thần cũng quan trọng như sức khỏe thể chất. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về hội chứng Alice ở xứ sở thần tiên và có biện pháp bảo vệ sức khỏe tinh thần tốt hơn. Trần Toàn Psy hy vọng sẽ mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về Tâm lý học. Chúc bạn một ngày tràn đầy năng lượng và tích cực!