Tóm tắt tiểu sử nhà tâm lý học Karen Horney.

by Toàn Trần

Karen Horney (1885 – 1952)

Horney, một trong những đại diện nữ đầu tiên của phong trào phụ nữ, đã nghiên cứu phân tâm học của Freud ở Berlin. Chính bà đã xác định nhiệm vụ cho sự nghiệp của mình, là tiếp tục phát triển các tư tưởng của Freud, hơn là kỳ vọng vào việc xây dựng quan điểm khác.

Karen Horney sinh ra ở Hamburg. Cha bà, một người sùng đạo, khó tính, thuyền trưởng một con tàu và già hơn vợ nhiều tuổi, một người đàn bà linh hoạt và tự do. Một lần mẹ đã cho Horney biết rằng, bà mong muốn cho bố bà chết đi. Bà đi lấy chồng chỉ vì sợ bị ế và trở thành một gái già. Tuổi thơ của Karen không mấy vui vẻ. Mẹ bà rõ ràng thích anh trai hơn bà và bà đã rất ghen tị với anh chỉ vì anh ta là con trai. Cha thường xuyên lăng mạ bà, nhận xét một cách miệt thị về trí tuệ và diện mạo của bà, gây cho bà những cảm giác tự ti, vô dụng và thù địch. Sự thiếu thốn sự quan tâm, âu yếm của cha mẹ khi còn bé làm nảy sinh điều mà sau này bà gọi là sự lo âu cơ sở. Tình huống này có thể xem như một ví dụ nữa về sự ảnh hưởng của kinh nghiệm sống cá nhân đến quan điểm lý luận.

Vào lứa tuổi 14, Horney đã trải qua hết thất bại này đến thất bại khác, gây nên bởi tham vọng điên cuồng của bà đạt được tình yêu và sự thừa nhận, những điều không đủ trong gia đình. Bà đã thành lập tờ báo có tên là: “Cơ quan trinh bạch dành cho những cô gái siêu trinh bạch” và thường xuyên đi dạo trên những đường phố cùng với những cô gái điếm. “Trong những cơn mộng tưởng của tôi – bà đã thu nhận trong nhật kí của mình – trên mình tôi không còn phần thân thể nào không được mơn trớn bởi những nụ hôn từ những đôi môi nóng bỏng vì nỗi đam mê. Trong tưởng tượng của tôi không có tật xấu nào mà tôi từng nếm trải đến tận cùng” (Horney, 1980, tr.64).

Mặc cho sự phản đổi của cha, Horney đã vào học y khoa trong Trường Đại học Tổng hợp Berlin và năm 1913, bà đã nhận được học vị Tiến sĩ Y khoa. Bà lấy chồng, sinh ba con gái, nhưng trong toàn bộ thời gian này bà đã bị rối loạn cảm xúc trầm trọng. Bà đã cảm thấy mình quá bất hạnh và hèn kém, bà thường bị những cơn đau bụng. Horney cảm thấy cực k khó khăn trong quan hệ tình dục với chồng, cũng như trong hàng loạt tình huống khác. Năm 1927, bà chia tay với chồng và một mình tiếp tục cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì vị trí và sự thừa nhận trong cuộc sống.

Mối tình si với một nhà phân tâm khác – Erich Fromm là niềm đam mê sâu sắc và lâu dài nhất của bà. Khi mối quan hệ của họ chấm dứt, điều đó thực sự trở thành một cú sốc đối với bà. Bà đã trải qua một đợt điều trị bằng phân tâm truyền thống để vượt qua cơn trầm cảm và những vấn đề về tình dục. Theo ý kiến nhà phân tâm, nhu cầu mạnh mẽ như vậy của bà về tình yêu và về sự nương tựa vào người đàn ông mạnh mẽ không phải là gì khác mà là sự phản ánh những dục vọng tuổi thơ mang tính chất giống như mặc cảm Oedipus đối với người cha mạnh mẽ và quyền lực.

Từ năm 1914 đến năm 1918, Horney đã qua khóa đào tạo phân tâm học tại Viện Phân tâm học Berlin. Sau đó bà trở thành cộng tác viên ngoài biên chế và mở phòng khám riêng. Bà đã công bố hàng loạt bài báo trên những tạp chí khoa học về những vấn đề nhân cách người phụ nữ, trong đó thể hiện một số những bất đồng với Freud, Năm 1932, Horney sang Mĩ với vai trò là đồng Chủ tịch Viện Phân tâm học Chicago. Bà tiếp tục việc chữa bệnh từ và giảng dạy trong Viện Phân tâm học New York. Tuy nhiên, sự không thỏa mãn đang lớn dần với học thuyết của Freud cuối cùng đã đã bà tới sự chia tay với cộng đồng trước kia. Homey nhanh chồng thành lập Viện Phân tâm học Mĩ và là người đứng đầu Viện mãi cho đến khi qua đời.

Lời kết:

Trần Toàn Psy mong sẽ giúp các bạn có thể biết thêm về Tâm Lý học, chúc bạn có một ngày thật tích cực <3.

(Nguồn: Giáo Trình Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người – Phan Trọng Ngọ) 

You may also like

Leave a Comment