Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng phạm lỗi có ảnh hưởng như thế nào đối với chúng?

by Toàn Trần
Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

Phạt trẻ chưa đúng cách sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ?

Thông thường, khi trẻ làm sai thì các bậc phụ huynh chúng ta sẽ khó kiểm soát được cảm xúc, hành vi của mình. Đa số trẻ em sẽ bị dạy dỗ bởi những trận đòn roi, quỳ gối, hoặc là sẽ cha mẹ la mắng suốt hàng giờ. Đó là những hình phạt được bình thường hóa, rất phổ biến và dễ dàng nhìn thấy được trong cuộc sống thường nhật của người Việt Nam chúng ta. Nó được chia ra thành 2 dạng hình phạt:

Hình phạt thể chất.

Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

Đánh đập, bạo hành trẻ.

Bất kỳ hình phạt nào sử dụng vũ lực nhằm gây ra đau đớn hoặc khó chịu ở một mức độ nào đó, dù nhẹ. Chủ yếu liên quan đến việc đánh trẻ bằng tay hoặc dụng cụ (roi, gậy, thắt lưng, thước, thìa gỗ,…) nhưng nó cũng có thể liên quan đến việc đá, lắc hoặc ném trẻ, cào, véo, cắn, kéo tóc hoặc tát, buộc trẻ em phải ở trong tư thế không thoải mái hoặc làm tổn thương trẻ bằng lửa,…

Hình phạt làm nhục.

Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

Hình phạt làm nhục.

Đây là loại hình phạt gây tác động đến tinh thần của trẻ thông qua lời nói. Đặc điểm của chúng là khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, bị xúc phạm đến lòng tự trọng. Ví dụ có thể kể đến như những lời sỉ nhục, chửi mắng, lăng mạ,… mang tính xúc phạm khi trẻ có hành vi không đúng.

Một số ví dụ về hình phạt thể chất với trẻ.

Hình phạt trực tiếp: nghĩa là phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.

Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

Đánh đập, bạo hành trẻ.

  • Đánh đập: Dùng tay, roi, vọt, dép, hoặc các vật dụng khác đánh vào người trẻ, bao gồm: Đánh vào mông, lưng, tay, chân, tát tai, cốc đầu, véo tai, véo má, bóp cổ
  • Bắt quỳ, đứng góc: Buộc trẻ phải quỳ gối hoặc đứng ở một góc phòng trong thời gian nhất định
  • Giam giữ: Nhốt trẻ trong phòng, hoặc buộc trẻ ở một nơi nào đó.
  • Làm nhục: Bắt trẻ cởi đồ trước mặt người khác, hoặc buộc trẻ làm những việc nhục nhã.
  • Cấm đoán: Cấm trẻ tham gia các hoạt động yêu thích, hoặc không cho trẻ gặp gỡ bạn bè, bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;

Hình phạt gián tiếp: Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

La mắng, sỉ nhục, lăng mạ trẻ.

  • Lăng mạ, sỉ nhục: Chửi bới, xúc phạm trẻ bằng lời nói.
  • Dọa dẫm: Dọa nạt, đe dọa sẽ trừng phạt trẻ bằng những hình thức nghiêm trọng hơn.
  • Bỏ mặc: Bỏ mặc trẻ không quan tâm, không chăm sóc.
  • Lảng tránh: Tỏ ra thờ ơ, lạnh nhạt với trẻ.
  • So sánh: So sánh trẻ với những đứa trẻ khác một cách tiêu cực. Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.

Những ảnh hưởng của hình phạt thể chất và hình phạt làm nhục.

Mặc dù hầu hết các bậc phụ huynh sẽ không cố ý dùng hình phạt với mục đích làm tổn thương con, nhưng người lớn thường không chú ý tới sự khác biệt về sức mạnh và tầm vóc giữa họ với trẻ em, cũng như sự khác biệt giữa tác động họ muốn tạo ra và tác động thực sự gây ra cho trẻ. Các nghiên cứu quy mô lớn đã chỉ ra rằng 2 trên 5 phụ huynh được hỏi thừa nhận họ đã đánh trẻ mạnh hơn họ dự định.

Về mặt thể chất.

Tổn thương: Hình phạt thể chất có thể gây ra các tổn thương, đau đớn, thậm chí là thương tích cho trẻ. Những tổn thương này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong cả hiện tại và tương lai.

Rối loạn giấc ngủ: Trẻ em bị trừng phạt thể chất thường gặp khó khăn trong việc ngủ ngon giấc, dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung và ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ.

Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

Trẻ thường gặp khó khăn trong việc ngủ ngon giấc.

Suy giảm hệ miễn dịch: Nghiên cứu khoa học cho thấy, trẻ em thường xuyên bị trừng phạt thể chất có hệ miễn dịch yếu hơn so với những trẻ em khác. Điều này khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn và dễ gặp các vấn đề sức khỏe khác.

Về tinh thần.

Những đứa trẻ bị ba mẹ sử dụng hình phạt thể chất và làm nhục gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần hơn. Nếu diễn ra thường xuyên hoặc nghiêm trọng, thì trẻ càng có nhiều khả năng có các triệu chứng trầm cảm, lo lắng, cả vào thời điểm bị trừng phạt hay trong tương lai.

Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

Gặp nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần.

Với sự trợ giúp của thiết bị cộng hưởng từ chức năng (FMRI), nghiên cứu do các nhà khoa học Anh thuộc Đại học College London cho thấy não trẻ bị áp dụng hình phạt thể chất và làm nhục giống hệt não cựu chiến binh khổ sở vì hội chứng stress hậu chấn thương tâm lý. Lời giải thích cho những phát hiện này là việc trừng phạt thân thể và làm nhục làm tăng sự căng thẳng trong thời gian ngắn – nhấn mạnh rằng nếu lặp đi lặp lại và tích lũy theo thời gian, có thể dẫn đến phát triển các vấn đề về sức khỏe tinh thần.

Đặc biệt, hình phạt làm nhục có thể gây tổn thương lòng tự trọng và cảm xúc của trẻ. Khi ba mẹ phản đối hành vi sai trái của trẻ nên giải thích tại sao hành vi đó dẫn đến hậu quả xấu, nhưng hình phạt làm nhục mang hướng tấn công vào lòng tự trọng của trẻ hơn là giải thích cho trẻ hiểu. Phụ huynh dùng hình phạt làm nhục không giúp trẻ nhận thức được hành vi sai của mình, thay vào đó, khiến trẻ tin rằng ba mẹ có thể làm tổn thương chúng bất cứ khi nào họ muốn và cảm xúc của trẻ là một thứ không cần quan tâm đến.

Cụ thể, gây ra các loại bệnh tâm lý khác như:

  •  Lo âu, sợ hãi, mất cảm giác an toàn: Hình phạt thể chất khiến trẻ em cảm thấy lo lắng, sợ hãi, thậm chí là ám ảnh, trẻ thường cảm thấy mất an toàn trong chính ngôi nhà của mình. Trẻ có thể luôn sống trong trạng thái đề phòng, lo lắng bị trừng phạt và gặp khó khăn trong việc tin tưởng người khác. Nỗi sợ hãi này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của trẻ sau này, khiến trẻ dễ bị lo lắng, nhút nhát và thiếu tự tin.
  • Tức giận, oán hận và thù địch: Trẻ em bị trừng phạt thể chất thường cảm thấy tức giận, oán hận và thù địch đối với cha mẹ hoặc người lớn đã trừng phạt mình. Những cảm xúc tiêu cực này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ, và khiến trẻ có nguy cơ cao mắc các vấn đề về hành vi sau này. Những đứa trẻ bạo lực ở trường học thường chính là người phải gánh chịu bạo lực thể chất từ cha mẹ, người chăm sóc hay anh chị em trong gia đình. Chúng dễ trở nên hung hăng, nóng nảy và có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết những bất đồng. 

    Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

    Trẻ em bị trừng phạt thể chất thường cảm thấy tức giận.

  • Trầm cảm: Việc thường xuyên bị trừng phạt thể chất có thể dẫn đến trầm cảm và tự ti ở trẻ em. Trẻ có thể cảm thấy bản thân không xứng đáng được yêu thương và tôn trọng, và có thể có những suy nghĩ tiêu cực về bản thân.
  • Thay đổi hành vi: Hình phạt thể chất có thể khiến trẻ em có những hành vi tiêu cực như: Nổi loạn, hung hăng, Rối loạn lo âu, Rối loạn ám ảnh cưỡng chế, Lạm dụng chất kích thích, Tự tử

Ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ.

Các chuyên gia thần kinh và bác sĩ tâm lý trị liệu cho biết, dùng hình phạt thể chất hay nghiêm trọng hơn là bạo lực trẻ, sẽ làm biến đổi vĩnh viễn cấu trúc não bộ của chúng, chỉ số thông minh (IQ) giảm. Các nhà khoa học thuộc Đại học New Hampshire đã chứng minh điều này bằng cách mời 806 ở trẻ nhóm tuổi 2-4 tuổi và 704 trẻ ở nhóm 5-9 tuổi tham gia công trình nghiên cứu. Cả hai nhóm đều được tiến hành hai lần trắc nghiệm trí thông minh vào hai giai đoạn, khởi đầu nghiên cứu và bốn năm sau đó.

Kết quả cho thấy chỉ số thông minh của trẻ 2-4 tuổi thường xuyên bị đánh trung bình thấp hơn tới 5 điểm so với bạn đồng lứa được giáo dục theo cách không dùng hình phạt thể chất. Ở nhóm trẻ lớn tuổi hơn, mức chênh lệch này nhỏ hơn một chút, trẻ hay bị đánh trung bình có kết quả thấp hơn 2,8 điểm so với bạn đồng lứa ở nhóm đối chứng.

Ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ.

Nội dung hoạt động của hiệu ứng Pygmalion có đề cập rằng, hành vi của ba mẹ đối với con cái ảnh hưởng đến cách chúng nhìn nhận bản thân. Những lời mắng chửi đay nghiến, đe dọa mang tính hạ nhục của người lớn khiến trẻ cảm thấy tội lỗi, tự ti, dằn vặt. Theo thời gian, trẻ sẽ dần tin vào những điều đó và tự gắn mác mình là kẻ vô dụng, làm trẻ có nhận thức sai lệch về bản thân.

Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

Hiệu ứng Pygmalion.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ bị trừng phạt thể chất và làm nhục trong thời gian dài sẽ làm giảm chất xám ở một số vùng não nhất định. Những khu vực này liên quan đến kỹ năng cảm xúc, khả năng tư duy, sự phát triển nhận thức xã hội và nhận thức về bản thân.  Tương tự, điều này cũng làm suy giảm trí nhớ làm việc, sự chú ý và ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của trẻ.

Ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.

Theo thuyết học tập xã hội của Albert Bandura, trẻ học tập thông qua quan sát người khác nhưng phần lớn là từ mô hình hành vi của ba mẹ. Nếu ba mẹ có những hành vi hung hăng, điều này sẽ được ghi nhận vào trong quá trình nhận thức của trẻ. Nghiêm trọng hơn, vấn đề này có thể diễn ra qua các thế hệ (trẻ bị trừng phạt bằng thể chất hoặc làm nhục có thể thực hiện hành vi tương tự đối với con cái của mình trong tương lai).

Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

Ảnh hưởng đến hành vi của trẻ sau này.

Ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa trẻ và ba mẹ hoặc giữa vợ chồng.

Nghiên cứu “Stress, maternal depression, and negative mother–infant interactions in relation to infant attachment” của Coil và cộng sự vào năm 2002 đưa ra luận điểm rằng: Sự gắn bó của trẻ và ba mẹ được nuôi dưỡng bởi quá trình tương tác tích cực, ấm áp và có thể chuyển thành kiểu gắn bó không an toàn nếu ba mẹ có tương tác mang tính trừng phạt khắc nghiệt đến trẻ. Tác giả đã điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó của trẻ, trong đó có đề cập đến việc ba mẹ sử dụng hình phạt như một phương pháp giáo dục. Kết quả cho thấy có khoảng 2/3 số trẻ em trong nhóm khảo sát – một con số cao gấp đôi so với mong đợi – có mối quan hệ gắn bó không an toàn với ba mẹ của chúng.

Trẻ em cũng cho biết, chúng cảm thấy như bị cha mẹ ghẻ lạnh sau khi bị đánh đòn. Ngoài ra, vì trẻ em được thúc đẩy để tránh những trải nghiệm hoặc tác nhân đau đớn nên trẻ sẽ bắt đầu tránh né cha mẹ hoặc trở nên không tin tưởng vào họ vì họ là tác nhân của những hình phạt gây ảnh hưởng về thể xác hay tinh thần. Hình phạt có thể khiến trẻ có biểu hiện lo lắng, sợ hãi, muốn né tránh (thường ở lứa tuổi mẫu giáo – tiểu học), một số mất đi niềm tin, sự tôn trọng với bố mẹ, thậm chí còn muốn bỏ nhà ra đi (thường ở lứa tuổi trung học). Nếu cứ tiếp diễn trong thời gian dài, dù ba mẹ có đáp ứng đầy đủ vật chất, sinh hoạt phí, hoặc các nhu cầu ăn mặc, thì cũng không thể xoa dịu cho tâm hồn bị tổn thương của trẻ.

Mối quan hệ vợ chồng: Trong một số trường hợp vợ chồng tranh cãi về cách nuôi dạy con cái, dẫn đến mâu thuẫn, thậm chí ly hôn.

Ảnh hưởng về mặt xã hội:

Khó khăn trong việc giao tiếp: Trẻ em bị trừng phạt thể chất thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người khác. Trẻ có thể trở nên ít nói và hạn chế giao tiếp với bạn bè và người thân.

Nguy cơ trở thành người bạo lực: Trẻ em thường xuyên bị trừng phạt thể chất có nguy cơ cao trở thành người bạo lực khi trưởng thành. Trẻ có thể học theo cách giải quyết vấn đề bằng bạo lực và có xu hướng sử dụng bạo lực với người khác.

Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

Có nguy cơ cao trở thành người bạo lực khi trưởng thành.

Kết quả học tập sa sút: Hình phạt thể chất ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tập trung và học tập của trẻ. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức và đạt kết quả học tập thấp. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những đứa trẻ phải thường xuyên hứng chịu những hình phạt thể chất có tỉ lệ học đến bậc đại học thấp hơn, trong khi tỉ lệ nghỉ học tăng gấp đôi so với bạn bè cùng trang lứa. Bạo lực thể chất tác động làm suy giảm kết quả học tập, chính là một trong những tác nhân góp phần hình thành tâm lý chán nản việc đi học.  

Ví Dụ: Trẻ 10 tuổi không làm bài tập về nhà. Cha mẹ mắng chửi, sỉ nhục trẻ trước mặt bạn bè. Hành động này có thể khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, tự ti, và mất đi động lực học tập. Về lâu dài, trẻ có thể gặp khó khăn trong học tập và giao tiếp xã hội..

 Việc này không hiệu quả trong việc nuôi dạy trẻ.

  • Không xây dựng tính kỷ luật, tự giác ở trẻ.

Mục đích của việc nuôi dạy con chính là khi trưởng thành trẻ có thể đưa ra quyết định đúng đắn dựa trên những hiểu biết của mình. Nếu thường xuyên trừng phạt con cái và không giải thích cho chúng biết về hậu quả hành vi của chúng, chúng sẽ không thể phân tích và hiểu được điều gì đúng, điều gì sai trong tương lai, mà chỉ biết rằng có những điều là xấu hoặc bố mẹ chúng không thích những điều này. Những đứa trẻ này cũng không có tính kỷ luật tự giác hay đồng cảm vì không ai dạy cho chúng

  • Hình phạt không thể thay đổi hành vi của trẻ.

    Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

    Cảm xúc tiêu cực bị kìm hãm của trẻ sẽ bùng phát lên sau đó khi gặp tình huống tương tự.

Trẻ không thể học hỏi và tiếp thu khi chúng cảm thấy sợ hãi, thiếu tôn trọng hoặc đang muốn nổi loạn. Và đó chính là cảm giác của chúng khi bị cha mẹ phạt. Vì vậy, ngay cả khi cha mẹ nghĩ rằng mình đang dạy con cách cư xử đúng đắn với những hình phạt thì thực tế bạn đang gửi một thông điệp đơn giản tới trẻ – “Con đã làm sai và đây là hậu quả con phải chịu”. Thông điệp này đặt trẻ vào một cảm xúc không thoải mái và chúng sẽ không biết cách tự tìm ra hành vi đúng. Do đó, cảm xúc tiêu cực bị kìm hãm của trẻ sẽ bùng phát lên sau đó khi gặp tình huống tương tự.

  • Gây nỗi sợ hãi cho trẻ, ảnh hưởng đến phát triển nhận thức và nhân cách của trẻ

Hình phạt sẽ luôn tạo ra mối quan hệ không tốt và nó gắn liền với sự sợ hãi. Trong mối quan hệ này, trẻ sẽ trở nên lo lắng và sợ hãi mỗi khi làm điều gì đó mà bố mẹ không hài lòng.

  • Gây ra những hành vi tiêu cực hơn.

    Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

    Làm trẻ gây ra những hành vi tiêu cực hơn.

Đôi khi sự trừng phạt không mang lại hiệu quả như bạn mong đợi và nó có thể dẫn tới những cảm xúc tiêu cực và hành vi sai lầm. Lý do khá đơn giản là bởi vì kiểu nuôi dạy con độc tài với những hình phạt thường xuyên chỉ khiến trẻ muốn làm tổn thương bạn và suy nghĩ kinh khủng hơn, tìm cách né tránh để không bị phạt lần sau.

  • Trẻ dùng sức mạnh để trừng phạt kẻ yếu hơn mình.

Trong mắt trẻ, cha mẹ là nguồn sức mạnh và quyền lực lớn nhất. Vì vậy, nếu bạn lạm dụng sức mạnh thể chất và tinh thần của mình để thực thi các hình phạt với trẻ, trẻ sẽ nghĩ rằng điều đó hoàn toàn ổn và đây là cách mà thế giới vận hành. Nó mang lại một công thức hoàn hảo để trẻ bắt nạt kẻ yếu hơn mình. Chúng sẽ sử dụng sức mạnh và sự trừng phạt để đạt được bất cứ thứ gì chúng muốn.

  • Vi phạm pháp luật.Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

Luật Bảo vệ Trẻ em năm 2016 và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam nghiêm cấm mọi hình thức bạo lực, lạm dụng và xâm hại trẻ em, bao gồm cả việc trừng phạt thể chất.

Biện pháp.Trẻ em bị phạt sai cách khi chúng làm sai có ảnh hưởng như thế nào?

  • Áp dụng kỷ luật tích cực trong gia đình và trường học góp phần xây dựng một nền tảng vững chắc, tích cực đối với sự phát triển của trẻ.  
  • Truyền tải thông điệp chấm dứt bạo lực trẻ em trên các kênh truyền thông quốc gia nhằm thay đổi những chuẩn mực văn hoá, tư duy không phù hợp trong xã hội về bạo lực trẻ em. 
  • Tăng cường việc thực thi các chính sách, tuân thủ pháp luật liên quan đến bạo lực trẻ em (Luật Trẻ em, Luật Giáo dục, Luật phòng, chống bạo lực gia đình). 
  • Cha mẹ nên chuẩn bị những kiến thức cần thiết trong việc nuôi dạy con cái qua từng lứa tuổi.
  • Cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện với con cái, lắng nghe ý kiến của con cái và giải thích cho con cái hiểu về hành vi sai trái của mình, giao tiếp một cách có hiệu quả với con cái.
  • Cha mẹ nên đặt ra, thiết lập các quy tắc rõ ràng về hành vi của con cái và giải thích cho con cái hiểu về hậu quả của việc vi phạm quy tắc.
  • Khi trẻ vi phạm quy tắc, cha mẹ nên áp dụng các hình phạt phù hợp với độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, ví dụ như: Bắt trẻ làm việc nhà, Tước đi một số quyền lợi của trẻ
  • Giải thích cho trẻ hiểu về hậu quả của hành vi vi phạm của trẻ

Kết luận.

Từ những thông tin trên, Trần Toàn Psy đã giúp cho các bạn thấy rằng ba mẹ không nên áp dụng hình phạt như một cách giáo dục trẻ. Thay vào đó, nên tập trung giải thích cho trẻ hiểu tại sao hành vi đó không đúng và hậu quả nếu tiếp tục thực hiện hành vi ấy. Có rất ít bằng chứng cho thấy hình phạt thể chất và hình phạt làm nhục có hiệu quả hơn các biện pháp giáo dục khác trong việc đảm bảo trẻ tuân thủ lâu dài. Tuy nhiên, lại có một loạt bằng chứng nhất quán chỉ ra rằng hai loại hình phạt này có tác động tiêu cực ngắn hạn và dài hạn đến trẻ, gây ra những rủi ro đến sự phát triển của chúng.

Hiệp hội Nhi khoa Canada cực lực phản đối việc sử dụng hình phạt với trẻ và sau 20 năm kể từ khi Canada phê chuẩn Công ước về Quyền Trẻ em, ngày càng có nhiều quốc gia bãi bỏ việc sử dụng hình phạt. Có thể sẽ mất rất nhiều thời gian để loại bỏ hoàn toàn phương pháp này nhưng điều này góp phần đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ, cũng như khuyến khích phụ huynh chuyển sang các hình thức kỷ luật mang tính xây dựng và khoa học hơn.

You may also like

Leave a Comment