Dược lý liệu pháp trong tâm lý học là gì? Tác dụng và lưu ý khi sử dụng?

by Toàn Trần
Dược lý liệu pháp?

Dược lý liệu pháp (Psychopharmacotherapy).

Dược lý liệu pháp là phương pháp chữa trị bằng những loại dược liệu có khả năng làm giảm triệu chứng và cải thiện sức khỏe tinh thần của bệnh nhân trong việc điều trị tâm lý và tâm thần. Có rất nhiều loại dược liệu khác nhau, có thể phân ra làm sáu loại theo từng chức năng riêng của chúng. Cùng Trần Toàn Psy tìm hiểu thêm kiến thức tâm lý học bạn nhé!

Chống trầm cảm (Antidepesssants).

Gồm có 3 nhóm chính:

  • Nhóm Tricyclics (TCAs) như các loại thuốc: amitriptyline (Elavil), nortriptyline (Pamelor), imipramine (Tofranil), doxepim (Sinequan, Adapin), và clormipramine (Anafanil)… Tác dụng phụ thường gặp bao gồm: khô miệng, táo bón, rối loạn thị giác, hạ huyết áp tư thế đứng, gây hại cho tim mạch, dị ứng, gây buồn ngủ , khả năng nhận thức giảm, tăng cân, giảm ham muốn.
  • Nhóm Selective serotonin re-uptake inhibitors (SSRIs) như các loại thuốc zetraline (Zoloft), paroxetine (Paxil), flioxetine (Prozac), và citalopam (Celexa)… Tác dụng phụ thường gặp là: chóng mặt, buồn nôn táo bón, đổ mồ hôi, chức năng tình dục bị rối loạn.
  • Nhóm Monoamine oxidase inhibitors (MAOIs) gồm có phenelzine (Nardil), và tranylcypromine (Parnate)… Tác dụng phụ thường gặp như: tăng cân, hạ huyết áp tư thế đứng, chức năng tình dục bị rối loạn.

Ngoài ra, còn có một số loại thuốc khác cũng thường được dùng để chống trầm cảm như bupropion (Wellbutrin), mirtazapine (Remeron), và venlafaxine (Effexor)…

Chống loạn thần (Antipsychotics).

Gồm 2 nhóm thuốc đặc trưng và không đặc trưng:

Những loại thuốc trong nhóm đặc trưng gồm có chlorpeomazine (Thorazine), thioridazine (Mellaril) ,thiothixene (Navane), fluphenazine (Proxilin), haloperidol (Haldol)… Nhóm này còn được gọi là nhóm chống loạn thần thuộc thế hệ thứ nhất, chủ yếu chữa trị các chứng hưng cảm cấp tính và những kích động bất thường của tâm trí. Nhóm thuốc này sẽ làm thân chủ bị nghiện nhiều hơn, gây ra sự hư hỏng hệ thần kinh ngoại tháp và hê thần kinh tự chủ, và bị các triệu chứng rung chuyển cơ thể (Akathesia), chứng co thắt cơ bắp (Dystonia0, và các chứng rối loạn vận động cơ bắp (Tardive dyskinesia)Dược lý liệu pháp?

Những loại trong nhóm không đặc trưng gồm có clozapine (Clozaril), ziprazsidone (Geodone), quetiapine (Seroquel), risperidone (Risperdal), olanzapine (Zyprexa) và aripiprazole (Abilify)… Nhóm này còn được gọi là nhóm chống loạn thần thế hệ thứ hai, chủ yếu chữa trị các chứng rối loạn khí sắc lưỡng cực, trầm cảm với các triệu chứng loạn thần và hưng cảm cấp tính. Nhóm thuốc không đặc trưng này thường gây ít các dụng phụ hơn, và hiệu quả tốt hơn. Tuy nhiên, các triệu chứng loạn thần có nguy cơ tái phát sớm hơn so với các loại thuốc trong nhóm đặc trưng.Dược lý liệu pháp?

Tác dụng của cả hai nhóm thuốc là ngăn chặn sự chuyển dịch của chất dẫn truyền thần kinh Dopamine tràn qua các nơi tiếp nhận của các tế bào thần kinh não bộ. Các chuyên viên hiện nay thường khuyến cáo nên sử dụng các thuốc chống loạn thần không đặc trưng.

 

Chống rối loạn lo âu (Anti-anxiety).

Gồm trước tiên là các loại trong nhóm benzodiapepines như diazepam (Valium), chlordiazepoxide (Librium), prazepam (Centrax), chlorazepam (Klonopin), lorazepam (Ativan), alprazolam (Xanax), triazolam (Halcionn… Tác dụng phụ thường gặp: buồn ngủ, hoang mang, chóng mặt, run sợ, khả năng phối hợp kém, thị lực có vấn đề, cảm giác chán nản, đau đầu…Dược lý liệu pháp?

Sau đó còn có những loại khác như zolpidem (Ambian), zalepon (Sonata), busprone ( buSpar), diphenhydramine (Benadryl), và propeanolol (Inderal)…

Ổn định khí sắc (Mood Stabilizers).

Bao gồm lithium carbonate (Eskalith, Lithonate), divalproex (Depakote), gabapentin (Neurontin), carbamazepine (Tegretol), lamotrigine (Lamictal)…Dược lý liệu pháp?

 

Chống ám ảnh cưỡng bức (Anti-obsestional)

Gồm có clomipramine (Anafranil), fluoxetine (Prozac), sertrazine (Zoloft), paroxetine (Paxil), citapopram (Celexa), và fluvoxamine (Luvox)…Dược lý liệu pháp?

Nhóm thuốc kích thích thần kinh (Psycho-stimulants).

Thường được dùng trong việc chữa trị chứng tăng động giảm chú ý – ADHD, như methylphenidate (Ritalin), dextroamphetamine (Dexedrine), pemoline (Cylert), d- and -lamphetamine (Adderall)…

Lưu ý

Hầu hết các loại thuốc đề có tác dụng phụ mạnh, mọi loại thuốc nêu trên đều cần được kê đơn từ bác sĩ có chuyên môn về lĩnh vực tâm thần. Những tác dụng phụ thông thường gồm: khô miệng, mờ mắt, táo bón, lãng trí, nhức đầu, choáng váng… Thêm vào đó, khi sử dụng lâu dài, nhất là các thuốc chống loạn thần, có thể gây hư hỏng hệ thần kinh ngoại tháp (extrapyramidal) và hệ thần kinh tự kinh tự chủ (autonomic) làm người bệnh phát triển các chứng rung chuyển cơ thể (Akathesia), chứng co thắt cơ bắp (Dystonia) và chứng rối loạn cơ bắp (Tardive dyskinesia)… Người sử dụng cần biết các tác dụng phụ của thuốc, cách sử dụng để phát huy hiệu quả của thuốc. Nếu cảm thấy một số biểu hiện chsong mặt, táo bón, mất ngủ, rối loạn chức năng tình dục thì hãy báo với bác sĩ đang điều trị để kiểm tra các dấu hiệu này. Tránh lạm dụng bạn nhé!

 

 

 

You may also like

Leave a Comment