Nguyên tắc thưởng phạt là gì? Nuôi dạy con theo nguyên tắc này cần lưu ý gì?

by Toàn Trần
Nguyên tắc thưởng phạt là gì? Nuôi dạy con theo nguyên tắc này cần lưu ý gì?

Nguyên tắc thưởng phạt trong việc nuôi dạy trẻ là gì?

Là những quy định nhằm bảo đảm sự công bằng, khách quan trọng việc áp dụng các hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với trẻ để giáo dục nâng cao ý thức của chúng. Cùng Trần Toàn Psy tìm hiểu nhé!

Thưởng cho trẻ.

Lời khen luôn mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho con người, không chỉ riêng trẻ em mà cả người lớn chúng ta. Đây là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách và phát triển nhận thức của trẻ. Khen ngợi đúng cách sẽ giúp trẻ vui vẻ, hứng thú trong các công việc hằng ngày, như: học tập, rèn luyện,… Là động lực giúp trẻ đạt được thành tích cao và giúp trẻ nhận biết được đâu là việc tốt cần phát huy nhiều hơn và đâu là việc làm không nên làm. Góp phần để trẻ phát triển đưa bản thân lên đỉnh cao trong cuộc sống trưởng  sau này.

Nguyên tắc khi thưởng cho trẻ.

Tóm lược lại thành 3 cách nên và không nên khen trẻ: 

  • Không khen phẩm chất của trẻ, hãy khen bằng sự việc.
  • Không khen khái quát, hãy khen bằng hành vi cụ thể.
  • Không khen con thông minh, hãy khen ngợi sự nỗ lực của trẻ.

Hệ lụy khi khen trẻ không đúng cách.

Trong rất nhiều hoàn cảnh, lúc đầu trẻ rất hào hứng vì được thưởng nên trẻ học hành rất chăm chỉ. Lâu dần, trẻ như bắt đầu quen với hình thức thưởng khi hoàn thành tốt một việc gì đó nên trẻ bỗng trở nên đua đòi hơn. 

Ví dụ: Đối với khen thưởng bằng chất, vì trẻ thích chiếc máy vi tính, trẻ thường xuyên xoay xở, tìm đủ mánh khóe, nói với bố mẹ rằng “Nếu không mua cho con máy vi tính, con sẽ không đi học”.

Ví dụ: Khen thưởng vật chất đối với trẻ, khi hoàn thành hết tất cả việc nhà cha mẹ thưởng cho trẻ 30 phút chơi máy tính, nhưng nhiều lần như vậy trẻ sẽ tìm nhiều mánh khóe khác nhau để được chơi máy tính như “Con vừa quét nhà, con được chơi máy tính một tiếng.”

Phần thưởng có tác dụng kích thích, là đòn bẩy để trẻ phấn đấu và cố gắng hơn. Thế nhưng treo thưởng không đúng cách sẽ gây phản tác dụng. 

Ví dụ: Nhiều bậc phụ huynh thường ra giá nếu con học giỏi, mỗi điểm 10 sẽ được thưởng 5.000 đồng. Đây là việc làm tiềm ẩn nhiều khuyết điểm, bởi nó khiến trẻ có suy nghĩ học cho bố mẹ, học chỉ để được lĩnh tiền thưởng của người lớn. Một trong những mặt trái của giáo dục trẻ em bằng phần thưởng chính là làm suy giảm bản năng và động lực tự thân của trẻ.

Việc khen thưởng cần lưu ý rằng.

Thưởng phạt mà đúng lúc, đúng chỗ, hợp tình, hợp lý thì sẽ có những thành quả tốt. Hợp tình, hợp lý có nghĩa là có sự đồng thuận bên trong của đứa bé. Khi đã biết khía cạnh tiêu cực của sự thưởng phạt, ta không nên lạm dụng các biện pháp này. Chú ý đến phần thưởng tinh thần hơn là vật chất .Thưởng liên quan đến nỗ lực, không nên đặt nặng năng lực, cho con hiểu được giá trị của thành công và giá trị của thất bại. Con hiểu được sự nỗ lực ở hiện tại con đã làm được, chứ không phải chiến thắng mãi mãi. Đánh giá đứa trẻ qua thành tích sẽ tạo ra áp lực về điểm số, sợ thất vọng trước cha mẹ. Mà hãy cho trẻ hiểu về trách nhiệm mà hành vi mình đã làm.

Phạt trẻ.

Khi nào phạt trẻ?

Phạt không có nghĩa là đánh, mắng hay thái độ “ăn miếng trả miếng”

Phạt phải nhằm mục đích giúp trẻ thấy được lỗi lầm mà bản thân đã gây ra, tìm cách khắc phục và để làm sao lỗi lầm đã phạm phải không bao giờ lặp lại. Phạt còn giúp trẻ cởi bỏ mặc cảm, sự mất tự tin với người có lỗi.

Ví dụ: trong một lần, trẻ đã chẳng may xô xát với trẻ khác làm đứa bên kia chảy máu. Phạt trẻ đứng góc tường vì đã đẩy bạn chảy máu trước bạn kia. Để trẻ hiểu và chấp hành những điều mà chúng ta buộc trẻ phải làm vì sự an toàn và lành mạnh.

Trong mọi tình huống, cha mẹ cần chỉ ra trẻ sai ở đâu, giải thích rõ ràng cho trẻ biết những việc mà trẻ đã làm, không nên nói khi trẻ đang tức giận, nên làm thế nào là đúng.

Hình phạt phải mang tính giáo dục, tránh lạm dụng thể chất hoặc tinh thần của trẻ và không sử dụng đòn roi, lòng tự trọng, so sánh với người khác, và chửi rủa,

Việc trừng phạt không đúng cách sẽ không đạt được mục đích mà còn có tác dụng ngược lại và càng làm cho trẻ phản kháng mạnh hơn. 

Phạt trẻ theo từng độ tuổi.

Dưới 1 tuổi – Không phạt, không thưởng, không giải thích.

Trẻ có sự gắn bó chặt chẽ với mẹ hoặc người chăm sóc trực tiếp để có cảm giác an toàn, thông qua sự yêu thương, chăm sóc, trò chuyên, vui đùa… Chỉ nói chuyện như thể bé đã hiểu, nhưng đừng trông đợi gì cả. Khi bị cản trở thì bé khóc, hãy vỗ về, vuốt ve, ôm ấp. Ở tuổi này, cái cần nhất là sự âu yếm, sự hòa nhịp tình cảm giữa cha mẹ và bé.

Nguyên tắc thưởng phạt là gì? Nuôi dạy con theo nguyên tắc này cần lưu ý gì?

Không phạt, không thưởng, không giải thích với trẻ.

Ví dụ: Trẻ bò tới những nơi nguy hiểm, cha mẹ sẽ bế trẻ vào chỗ an toàn. Nếu trẻ không đồng ý trẻ sẽ quấy, khóc, lúc này cha mẹ vỗ về và đánh lạc hướng trẻ chú ý vào trò chơi khác để tránh việc trẻ bò nơi hơi nguy hiểm.

Từ 1 – 3 tuổi – Khủng hoảng tuổi lên 3.

Không nên quát mắng trẻ, mà hãy cùng trẻ thực hiện các hoạt động mà trẻ muốn tự làm, việc làm này cũng là để bảo vệ trẻ muốn thực hiện những hành động nguy hiểm. Cũng như khuyến khích trẻ có sự độc lập.

Nguyên tắc thưởng phạt là gì? Nuôi dạy con theo nguyên tắc này cần lưu ý gì?

Khủng hoảng tuổi lên 3.

Nếu bị trừng phạt thân thể hoặc bị quát mắng trẻ thường chống đối, bướng bỉnh hoặc phản ứng giận dữ, la hét hay ăn vạ. Lúc này, cha mẹ chỉ có thể giúp bé hiểu được cái gì cho phép và cái gì không cho phép bằng cách lặp đi lặp lại thôi.

Ví dụ: Trẻ 3 tuổi đòi tự đi qua đường một mình. Lúc này, cha mẹ không nên quát mắng trẻ, trẻ sẽ trở lên giận giữ, ăn vạ,… mà cha mẹ cần xử lý để trẻ dắt mình qua đường. Còn nếu trẻ không chịu, cha mẹ nên bình tĩnh giải thích cho trẻ, nhưng đừng mong đợi nhiều và trẻ có khóc thì hãy để trẻ giải tỏa. Tốt hơn là di chuyển hướng chú ý của trẻ sang việc khác như cho trẻ tự làm việc gì đó khác.

Từ 3 – 6 tuổi – Lựa chọn, chịu trách nhiệm, phần thưởng đơn giản.

Về mặt cảm xúc, trẻ bị phạt sẽ cảm thấy hoặc xấu hổ, hoặc tức giận, hoặc nuôi dưỡng suy nghĩ chống đối và tìm cách thoát tội lần sau. Bố mẹ sẽ nhìn thấy điều này rõ ràng nhất ở trẻ vào khoảng 4 tuổi. Ở tuổi này, trẻ đã phát triển ngôn ngữ, nói được câu hoàn chỉnh, nhận biết được giới tính, tăng dần khả năng tự điều chỉnh bản thân và thích khám phá thể giới xung quanh. Trẻ cũng đã có tính khẳng định nên thường bướng bỉnh, dễ bị coi là “ hư” và bắt đầu học những gì là đúng, phù hợp về mặt xã hội. Do rất nhạy cảm nên nếu bị trừng phạt khi mắc lỗi, trẻ trở nên kém tự tin, thu mình, giảm hứng thú học hỏi.

Nguyên tắc thưởng phạt là gì? Nuôi dạy con theo nguyên tắc này cần lưu ý gì?

Khủng hoảng tuổi lên 3.

Ví dụ: Cha mẹ đưa ra 3-5 lựa chọn cho bé chọn, và bé không được chọn ngoài 3-5 lựa chọn này. Sau đó đưa ra quy định như: Phần thưởng thường là mua đồ chơi cho bé, đi công viên, thêm ½ giờ xem TV, thêm 15 phút game điện thoại, đi nhà sách. Hình phạt là mất ½ giờ xem TV, mất 15 phút game điện thoại, mất đi nhà sách, …

Với trẻ dưới 6 tuổi, nếu đứa trẻ không nghe lời thì chúng ta có thể sử dụng phương pháp “Đếm ngược – Timeout” sử dụng một cái ghế ở một góc an toàn trong nhà và cái ghế đó không được rời chỗ khác và gọi đó là “Chiếc ghế suy ngẫm”. Theo nghiên cứu của nhi khoa viện hàn lâm Hoa Kỳ thì mỗi 1 tuổi thì thời gian Timeout là 1 phút. Có nghĩa là bé bốn tuổi thì Timeout trong 4 phút. Mục đích của Timeout là cho đứa bé lắng xuống, trẻ bình tĩnh để nó có khả năng quản lý cảm xúc, tình cảm của nó. Sau này tự nó có thể điều khiển được cảm xúc của mình.

Tuổi 6 – 10 tuổi – Biết suy nghĩ phức tạp, sẵn sàng tranh luận.

Ba mẹ cần trò chuyện, nói rõ nguyên nhân và không nên chỉ trích, trẻ vẫn còn nỗi lo bị chỉ trích, trẻ sẽ cố gắng để bộc bạch bản thân để xem phản ứng của mọi người xung quanh. Trẻ từ 8 tuổi “muốn trở thành người lớn”, bắt đầu đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn, tự xây dựng thói quen và có chính kiến, quan điểm của riêng mình (đôi khi khác với cha mẹ). Cha mẹ cần lắng nghe quan điểm của trẻ để điều chỉnh, định hướng cho trẻ.

Nguyên tắc thưởng phạt là gì? Nuôi dạy con theo nguyên tắc này cần lưu ý gì?

Ba mẹ cần trò chuyện, nói rõ nguyên nhân và không nên chỉ trích.

Ví dụ: trong một lần trẻ bị điểm kém, cha mẹ nên tìm hiểu xem tại sao con lại bị điểm thấp, giúp trẻ tự bộc bạch nguyên nhân của mình bằng thái độ chân thành, không phán xét. Không nên chỉ trích hay áp đặt trẻ làm gì đó để nâng cao điểm số.

Tuổi 10 – 18 tuổi – Giai đoạn dậy thì.

Ba mẹ cần dành thời gian để trò chuyện về quan điểm cá nhân của ba mẹ và của trẻ. Câu trả lời cần lý lẽ phức tạp và phải có bằng chứng. Cho trẻ chịu trách nhiệm, lựa chọn, và chịu hậu quả của mình.

Nguyên tắc thưởng phạt là gì? Nuôi dạy con theo nguyên tắc này cần lưu ý gì?

Cần dành thời gian để trò chuyện về quan điểm cá nhân của ba mẹ và của trẻ.

Ví dụ: Khi trẻ chơi cùng một nhóm bạn xã hội mà cha mẹ cho rằng điều đó không tốt. Cha mẹ nên trò chuyện với trẻ xem rằng trẻ chơi với nhóm bạn đó vì điều gì, lắng nghe những quan điểm, lý lẽ của chúng. Và chỉ ra những hậu quả mà trẻ có thể phạm phải khi tiếp tục chơi với nhóm bạn đó, và trách nhiệm mà trẻ phải chịu khi xảy ra hậu quả.

Lưu ý khi sử dụng hình phạt.

Hình phạt không có nghĩa là trẻ phải mất một cái gì đó.
Tước đi cái con yêu thích hoặc cắt giảm thời gian chơi với bạn của con không dạy cho con điều gì tốt đẹp. Ngược lại, đứa trẻ sẽ hiểu rằng một người có quyền lực có thể làm bất cứ điều gì họ muốn.

Ví dụ: “Nếu con bị điểm kém, con sẽ bị phạt bằng cách mẹ sẽ thu cái Ipad này!”. Ta nên đổi thành “Con bị điểm kém sao? Nếu con không hiểu bài toán này, mẹ sẽ giải thích cho con nhé!Ví dụ: “Nếu con còn tiếp tục xem TV mà không chịu đi tắm, mẹ sẽ bán TV đi”. Ta nên đổi thành “Con nên đi tắm trước đã, mẹ sẽ bật lại đúng đoạn này để xíu tắm xong con xem tiếp”.

Phạt trẻ thế nào cho đúng?

Nếu trẻ không có ý định xấu, bạn không nên sử dụng hình phạt.
Khi trẻ chỉ đang cố gắng học hỏi những điều xung quanh, bạn nên hỗ trợ ngay cả khi hành động đó dẫn đến điều tồi tệ.Khi phạt trẻ vì sợ con gặp tai nạn, trẻ có nguy cơ trở thành một người thiếu quyết đoán. Trẻ có thể làm tốt mọi việc nhưng phải theo mệnh lệnh của người khác. Tuy nhiên, khi trưởng thành, trẻ sẽ không thể đưa ra quyết định của riêng mình và cũng là người không có trách nhiệm.

Ví dụ: khi trẻ tắm mưa và cha mẹ sợ rằng con sẽ bị ốm. Bạn nên giải thích cho trẻ hiểu rằng trẻ làm như vậy sẽ bị ốm, và bị ốm sẽ khó chịu như thế nào. Nếu trẻ vẫn không chịu nghe lời, bạn nên ghi nhận lại và nếu trẻ ốm, thì bạn sẽ nhắc lại. Đây sẽ là bài học cho trẻ, bởi hệ quả không quá nghiêm trọng và có thể làm mẫu cho việc trẻ nghe lời ở lần sau.

Gợi ý không phải ra mệnh lệnh.
Cách giáo dục truyền thống là “ra lệnh cho con cái” với những lý lẽ như “vì bố mẹ lớn tuổi nên biết điều đó là đúng, con cần làm theo”. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Ví dụ: Có một sự khác biệt rất lớn giữa 2 câu nói: “Có lẽ con không nên chơi game” và “Con không được chơi game”. Câu đầu là một gợi ý và câu sau là câu mệnh lệnh. Vì vậy, bạn chỉ nên phạt khi đã ra lệnh mà con không thực hiện.

Phạt con không nên theo cảm tính.
Khi trẻ không vâng lời, một số bố mẹ thực sự tức giận và không thể kiểm soát. Trẻ dễ dàng bị ấn tượng khi thường bị bố mẹ la hét và chúng có thể gặp vấn đề trong tương lai. Ví dụ: cha mẹ không nên xả cơn giận bằng cách quát tháo dữ dội vào trẻ ngay lúc đó.

Không phạt con ở nơi công cộng.
Một đứa trẻ thường bị phạt ở nơi công cộng luôn cảm thấy xấu hổ. Khi trưởng thành, trẻ có thể thành một người dựa vào ý kiến ​​của số đông và không thể tự đưa ra quyết định

Không nên chỉ dọa phạt trẻ, mà hãy thực hiện hình phạt đó.
Nếu bạn chỉ dọa phạt con mà không thực hiện thì sẽ còn tệ hơn là không phạt con. Khi bạn chỉ dọa, trẻ nhanh chóng nhận ra rằng cha mẹ chỉ nói thôi và lâu dần sẽ không còn tin tưởng vào bạn nữa. Ngoài ra, trẻ không thể hiểu được sự khác biệt giữa tốt và xấu vì không có một hệ thống quy định nào cho trẻ.

Khi không xác định được ai có lỗi, bạn hãy phạt luôn cả hai.
Trong tình huống con đang chơi với bạn mình, khi có sự cố xảy ra, nếu không chắc chắn bé nào gây ra lỗi, bạn không nên chỉ trích hay phạt đứa trẻ kia mà không nói đến con mình. Nếu trẻ đang chơi với anh chị em mình, gây ra điều gì nghiêm trọng và cần bị phạt, bạn nên phạt cả hai. Nếu chỉ phạt một bé, bạn có thể làm tổn thương đứa trẻ này và có khi bé bị phạt chỉ là kẻ gánh tội, không gây ra lỗi lầm nào cả. Đứa trẻ còn lại sẽ tự mãn và nhận ra rằng mình sẽ được miễn tội khi làm gì đó. Điều này tác động tiêu cực đến bé trong tương lai.

Trẻ chỉ bị phạt vì hành vi sai trái hiện tại, nhưng không phải những sai lầm trong quá khứ.
Một đứa trẻ liên tục bị phạt vì những sai lầm trong quá khứ không thể trở thành một người mạnh mẽ. Trẻ sẽ sợ làm một điều gì đó mới và chỉ thích làm theo thói quen. Thay vì phân tích những sai lầm mà mình vấp phải, trẻ chỉ biết sửa chữa chúng.

Hình phạt phải phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ
Những hình phạt mà bạn đưa ra nên rõ ràng và công bằng. Khi trẻ luôn bị phạt giống nhau vì những lỗi khác nhau, trẻ không thể xây dựng một hệ thống giá trị đạo đức tốt vì chúng Phạt không thể phân biệt điều nào là quan trọng, điều nào không.

Ví dụ: Hai anh em cùng tạo ra lỗi, nhưng phạt anh sẽ nặng hơn em vì anh không chịu khuyên em không nên làm mà còn hùa chung với em

Không sử dụng từ ngữ tiêu cực, mỉa mai hoặc gây khó chịu.
Khi trẻ phạm lỗi lầm, bạn dùng từ ngữ mỉa mai, tiêu cực để la mắng sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của trẻ. Trẻ nhạy cảm có thể bị chạm vào lòng tự trọng và ghi nhớ khi cha mẹ dùng những ngôn từ xấu xa với mình. Điều này xảy ra nghiêm trọng hơn đối với các bé gái. Vì vậy, bạn hãy đặc biệt cẩn thận khi phạt con trong tình huống này.

Kết luận.

Việc nuôi dưỡng và dạy dỗ một đứa trẻ là một quá trình dài cực kì phức tạp và khó khăn. Hình phạt cho trẻ khi chúng làm sai không phải lúc nào cũng sẽ đem đến tác dụng tích cực, đôi khi cách dạy dỗ này còn phản tác dụng, nhất là khi trẻ đang ở độ tuổi dậy thì. Cha mẹ cần phải phối hợp việc thưởng phạt trẻ hợp lý, linh hoạt trong việc nuôi dạy con cái để trẻ có thể phát triển nhân cách theo hướng tích cực.

You may also like

Leave a Comment