John Broadus Watson (1878-1958). Sinh tại miền Nam nước Mỹ. Chuyên nghiên cứu những hành vi trên động vật, đặc biệt là trên chuột. Ông cho rằng tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cơ thể ở con người cũng như động vật. Một số nguyên tác xây dựng khi quan sát loài vật đã được ông áp dụng vào nghiên cứu tâm lý trẻ em. Năm 1913, J. Watson viết bài báo “Tâm lý học từ những quan điểm nhà hành vi” – được xem như tuyên ngôn ra đời của thuyết hành vi. Hãy cùng Trần Toàn Psy tìm hiểu nhé!
Table of Contents
Tư tưởng của J. Watson dựa trên:
- Quan điểm triết học duy vật: mọi lập luận đều dựa trên chứng cứ, quan sát nhìn thấy được.
- Học thuyết phản xạ: tạo ra những phản xạ thông qua học tập.
- Nhà tâm lý học Mĩ J. Watson cũng tin rằng, các phản ứng của con người đối với kích thích của môi trường chính là cái tạo nên hành vi. Nói một cách dễ hiểu hơn, hành vi được hiểu là tổng số các cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một kích thích nào đó theo một công thức nhất định.
- Hành vi là tổng các phản ứng (Response) của cơ thể phản ứng lại các kích thích (Stimulus) của môi trường.
Bằng cách điều khiển, kiểm soát các kích thích từ môi trường sống của con người => điều khiển hành vi như họ mong muốn.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ HỌC HÀNH VI
Thuyết hành vi, hay còn được gọi là Tâm lý học hành vi, là một học thuyết về học tập dựa trên quan niệm: tất cả các hành vi đều có thể được học tập khi có điều kiện thích hợp (điều kiện hóa). Điều kiện hóa xuất hiện thông qua các tương tác của đối tượng với môi trường. Các nhà tâm lý học hành vi tin rằng phản ứng của con người đối với kích thích từ môi trường chính là cái tạo nên hành vi.
Nội dung cơ bản của tâm lý học hành vi thể hiện thông qua bài báo có tính chất cương lĩnh của các nhà hành vi do J.Watson viết vào năm 1913, được thể hiện trong nhiều công trình của ông cũng như các cộng sự.
Tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả giảng giải các trạng thái tâm lý của ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người. Đối tượng của tâm lý học hành vi là hành vi. Hành vi được xem như là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài.
Đây là luận điểm cơ bản của tâm lý học hành vi. Ý thức của con người, theo các nhà hành vi, cũng không thể nghiên cứu một cách khách quan vì theo tâm lý học ý thức, ý thức của mỗi người là tự thân vận động, tự đóng kín trong mỗi người. Mỗi một người chỉ có khả năng hiểu được chính mình chứ không thể hiểu nổi tâm lý, ý thức người khác.
Việc quan tâm vào nghiên cứu hành vi là cái có thể quan sát được rõ ràng, tâm lý học hành vi đã trở thành một khoa học khách quan và chuyển sang hẳn phía chủ nghĩa duy vật. Do lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu và dùng phương pháp khoa học tự nhiên, tâm lý học lần đầu tiên có dáng dấp tâm lý học khách quan.
Quan niệm hành vi như là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi trường bên ngoài. Rõ ràng ở đây, J.Watson và các nhà hành vi đã đồng nhất hành vi người và hành vi động vật mà về thực chất là có sự khác biệt lớn, như C.Mác đã chỉ ra sự khác nhau căn bản giữa hành vi xây tổ của con ong giỏi nhất và hành vi xây nhà của người kiến trúc sư tồi nhất.
Lý thuyết của tâm lý học hành vi loại trừ không chỉ các hiện tượng của ý thức mà cả quá trình sinh lý thần kinh, bởi vì các quá trình sinh lý đã tạo nên đối tượng của một khoa học khác là sinh lý học thần kinh bộ não. Các khái niệm đã biết như hình ảnh, ý nghĩ, lý tưởng, tình cảm… được J.Watson đề xuất thay bằng các khái niệm về phản ứng tư duy. Các cảm xúc được ông đồng nhất với các phản ứng của các cơ quan bên trong, còn tư duy của con người được đồng nhất với hoạt động của não bộ.
- Quan sát cũng như giảng giải hành vi đều tuân theo công thức S -> R ( Stimulant : Kích thích; Reaction : Phản ứng ). Điều đó có nghĩa là bất kỳ một hành vi nào của người và động vật đều có thể quan sát, nghiên cứu, phân tích một cách khách quan. Hành vi của người và động vật trước các kích thích khác nhau của môi trường đều có thể nhìn thấy một cách khách quan . Theo hướng này, tâm lý học có điều kiện trở thành một ngành khoa học khách quan như các ngành khoa học tự nhiên khác. Với công thức S -> R, J.Watson đã đặt cho thuyết hành vi mục đích cao cả là điều khiển hành vi động vật và con người. Tâm lý học theo hướng này có thể thoát khỏi tình trạng mô tả nội quan, giải thích một cách tự biện các trạng thái tâm lý, ý thức người, gắn tâm lý học với đời sống thực tiễn.
- Bằng các kết quả nghiên cứu hành vi của động vật trong các mê cung, trong các “lồng có vấn đề” được thiết kế theo kiểu đặc biệt nào đó cũng như bằng máy móc, công cụ nghiên cứu riêng đã khẳng định các biểu hiện khác nhau của năng lực hành vi . . . Phương pháp “thử-sai” như việc lựa chọn một cách hú họa, may rủi các vận động cần phải tiến hành trong các tình huống cụ thể. Quan điểm này đã được mở rộng đã được mở rộng trong quá trình học tập của con người. Trong tác phẩm “Huấn luyện động vật”, J.Watson cho rằng các kinh nghiệm tập nhiễm được ở động vật và con người là như nhau. Các kinh nghiệm có được cả ở con vật và đặc biệt là ở người chính là các thích ứng sinh vật đã bị mất đi ý nghĩa và nội dung tâm lý.
Giả sử tôi có khoảng 10 đứa bé khỏe mạnh, bình thường, tôi sẽ dùng điều kiện của riêng mình mà nuôi chúng lớn, tôi đảm bảo rằng mình sẽ chọn ngẫu nhiên một đứa và huấn luyện nó trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó – bác sĩ, luật sư, nghệ sĩ, thương gia và, thậm chí là cả một người chuyên xin ăn và kẻ trộm, dù tài năng, thiên hướng, khuynh hướng, khả năng, năng khiếu, và chủng tộc của tổ tiên nó là gì đi chăng nữa.
Nói một cách đơn giản, những nhà tâm lý học hành vi thuần túy tin rằng tất cả các hành vi đều là kết quả của trải nghiệm. Bất kỳ ai, dù nền tảng xuất thân học vấn có là gì đi nữa, vẫn có thể được đào tạo theo một cách thức nào đó với các điều kiện tác động phù hợp. Từ khoảng năm 1920 đến giữa những năm 1950, thuyết hành vi bắt đầu trở thành trường phái tư tưởng thống trị trong tâm lý học. Một số người cho rằng sự phổ biến của tâm lý học hành vi đã vượt ra khỏi khuôn khổ mong muốn đơn thuần là xây dựng tâm lý học như một ngành học khách quan và có thể đo lường được. Các nhà nghiên cứu chú trọng vào việc tạo ra các học thuyết với các mô tả rõ ràng và đo lường dựa trên thực nghiệm nhưng vẫn phải tạo được nhiều đóng góp mang sức ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của con người.
Có 2 loại điều kiện hóa chính:
- Điều kiện hóa cổ điển là một kỹ thuật thường được sử dụng trong huấn luyện hành vi. Tại đây, một kích thích trung tính được thực hiện kết hợp với kích thích tự nhiên xuất hiện trước đó. Kết quả là kích thích trung tính sẽ đưa đến phản ứng tương tự như cách kích thích tự nhiên làm được trước đó, thậm chí nó đưa đến phản ứng ngay cả khi không có mặt kích thích tự nhiên có từ trước. Kích thích kết hợp này nay được gọi là kích thích có điều kiện và hành vi có được được biết đến với tên gọi phản ứng có điều kiện.
- Điều kiện hóa từ kết quả (đôi khi còn được gọi là điều kiện hóa phương tiện) là một phương thức học tập có được thông qua các tác nhân củng cố và trừng phạt. Với điều kiện hóa từ kết quả, một liên kết được hình thành giữa một hành vi và kết quả của hành vi đó. Khi một kết quả tích cực có được sau khi thực hiện một hành động, hành động đó có khả năng xuất hiện trở lại trong tương lai. Ngược lại, các phản ứng theo sau bởi kết quả tiêu cực sẽ ít có khả năng lặp lại trong tương lai.
Lý thuyết tâm lý học hành vi cổ điển:
Chủ nghĩa hành vi về mặt lịch sử bao gồm hai thành phần trung tâm: điều kiện hoạt động và điều kiện cổ điển.
Điều kiện hoạt động – mà chủ nghĩa hành vi hiện đại dựa trên đó – được định nghĩa là sự định hình các hành vi trong tương lai dựa trên phần thưởng hoặc hình phạt trong quá khứ, và phần lớn là bối cảnh mà tâm lý học hành vi đặt hành vi vào.
Mặc dù là một khái niệm khá đơn giản, nhưng điều này có nhiều thứ hơn là nhìn bằng mắt. Ví dụ: hình phạt tích cực đề cập đến việc bổ sung các hậu quả tiêu cực cho hành vi (ví dụ: trẻ phải dọn dẹp phòng cách khác, chúng ta nhìn vào nơi chúng ta mong đợi để tìm thấy điều gì đó tốt của mình vì làm cho nó lộn xộn), trong khi hình phạt tiêu cực đề cập đến việc loại bỏ hậu quả để đáp ứng với hành vi (ví dụ: trẻ không nhận bất kỳ khoản tiền tiêu vặt nào vì đã làm cho căn phòng của họ trở nên lộn xộn).
Cũng có củng cố tiêu cực, và củng cố tích cực. Điều thứ hai, sự củng cố tích cực, là thứ mà chúng ta thường coi như một phần thưởng – điều gì đó tích cực có được từ một hành động. Tăng cường tiêu cực đề cập đến sự ác cảm về điều gì đó tiêu cực thông qua các hành động (ví dụ: bôi kem chống nắng để tránh bị cháy nắng).
Tăng cường tiêu cực có thể được chia nhỏ hơn nữa thành trốn thoát và tránh chủ động. Thoát khỏi đề cập đến các hành động tránh khỏi một kích thích tiêu cực, trong khi chủ động tránh né là ngăn chặn việc gặp phải một kích thích như vậy.
Lý thuyết tâm lý học hành vi hiện đại:
Chủ nghĩa hành vi tiếp tục trở thành một trong những lý thuyết tâm lý học hàng đầu của thế kỷ 20, và các nguyên tắc cơ bản của nó vẫn là nền tảng cho rất nhiều nghiên cứu hiện đại về hành vi con người. Mặc dù cách tiếp cận cấp tiến của B. F. Skinner cuối cùng đã được tìm thấy – với sự xuất hiện của các lĩnh vực như tâm lý học nhận thức mang nhiều sắc thái hơn, nó đã truyền cảm hứng cho những cách mới để kiểm tra hành vi của con người.
Tâm lý học Hành vi hiện đại, hay Chủ nghĩa hành vi, tiếp tục khám phá cách hành vi của chúng ta có thể được định hình bằng cách củng cố và trừng phạt.
Các trình theo dõi mắt đã có thể tiết lộ cách thậm chí các quá trình như chuyển động nhỏ của mắt chúng ta có thể được hướng dẫn bởi sự củng cố tích cực và tiêu cực. Điều này có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu trên nhiều chủ đề, từ các nghiên cứu cơ bản về học tập, đến thực hành lái xe.
Các nghiên cứu khác đã xem xét cách hành vi nhìn của chúng ta được hướng dẫn bởi các biến tăng cường tiềm năng trong môi trường của chúng ta – nói
Các nghiên cứu cũng đã kiểm tra xem hoạt động điện qua da (EDA / GSR) và nhịp tim của chúng ta có thể bị ảnh hưởng như thế nào khi thắng hoặc thua trong bối cảnh cờ bạc, cho thấy phản ứng sinh lý đối với cả kích thích tiêu cực và tích cực (hình phạt và phần thưởng) có thể bị ảnh hưởng như thế nào.
Điều này có khả năng cho phép các nhà nghiên cứu hiểu về cờ bạc một cách có hệ thống hơn. Bằng cách sử dụng khuôn khổ của tâm lý học hành vi, các nhà nghiên cứu sau đó có thể đưa ra các dự đoán sâu hơn cho phép họ đề xuất các con đường điều trị hoặc ngăn chặn tiềm năng.
Nghiên cứu khác đã tìm hiểu cách thức mà hoạt động GSR có thể giúp hiểu được các phản ứng sợ hãi trong bối cảnh điều trị, có thể giúp nâng cao hiểu biết về những gì có và không hoạt động trong các liệu pháp điều trị.
Tất cả các nghiên cứu ở trên đã chỉ ra cách cảm biến sinh học có thể thu thập dữ liệu giúp hiểu được hành vi của con người từ bối cảnh tâm lý học hành vi.
Tâm lý học hành vi hiện đại ngày nay có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu hành vi của con người để điều tra sâu hơn về mối liên hệ giữa não và hành vi.
- ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA TLH HÀNH VI
Ưu điểm
- Trước hết là tâm lý học hành vi có thể học tập được. Như vậy sẽ khiến cho con người không ngừng sống hoàn thiện và sống tốt hơn. Nếu như bỏ qua tất cả những yếu tố di truyền thì tất cả chúng ta nếu ở trong điều kiện thuận lợi thì đều có thể trở thành những chuyên gia ở một lĩnh vực nào đó.
- Cho dù là bạn chưa biết tâm lý học sẽ đi đến đâu. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng những lập luận này mang tính giá trị cao trong giáo dục và xây dựng tâm lý xã hội.
- Điểm khác là tâm lý học hành vi ra đời đã tạo điều kiện cho một số tư duy về tâm lý học. Không chỉ có chủ nghĩa tâm lý hành vi học duy tâm độc bước. Một số vấn đề tâm lý có thể áp dụng chủ nghĩa hành vi để trị liệu như: Stress, rối nhiễu tâm lý….
- Điểm mạnh nhất trong tâm lý học hành vi là khả năng quan sát và đo lường rõ ràng các hành vi. Chính vì dựa trên các hành vi có thể quan sát được, do đó đôi khi dễ dàng hơn để định lượng và thu thập dữ liệu khi tiến hành nghiên cứu.
- Thuyết hành vi có nền tảng dựa trên những hành vi quan sát được, vì vậy đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy khá dễ dàng trong việc định lượng và thu thập số liệu khi tiến hành nghiên cứu. Các kỹ thuật điều trị có hiệu quả như can thiệp sâu vào hành vi, phân tích hành vi, phương pháp tặng thưởng có giá trị kinh tế và huấn luyện tập sự riêng biệt đều có gốc rễ từ thuyết hành vi.
Nhược điểm
- Đây chỉ là cách tiếp cận một chiều khi tìm hiểu về hành vi con người.
- Theo họ, các học thuyết về hành vi không bao hàm được tự do ý chí và sự tác động mang tính nội tại như tâm trạng, suy nghĩ và cảm nghĩ.
- Mặt khác, nó cũng không nói lên được những dạng học tập khác xuất hiện mà không cần đến các yếu tố củng cố và trừng phạt.
- Hơn nữa, con người và động vật có thể thích nghi hành vi khi có thông tin mới xuất hiện dù là hành vi đó được thiết lập thông qua các yếu tố củng cố đi chăng nữa.
- Một trong những lợi ích của thuyết hành vi là nó cho phép các nhà khoa học kiểm tra được các hành vi quan sát được theo một cách thức khoa học và có hệ thống. Tuy nhiên, nhiều người nghĩ rằng nó không đầy đủ vì không chú ý đến một số thứ ảnh hưởng quan trọng lên hành vi. Ví dụ, Freud thấy thuyết hành vi không thành công vì nó không nói lên được những suy nghĩ, cảm xúc và ham muốn của con trường trong trạng thái tâm trí vô thức, tất cả đều gây ảnh hưởng lên các hành vi của con người. Một số nhà tư tưởng khác, như Carl Rogers và những nhà tâm lý học nhân văn khác lại tin rằng thuyết hành vi quá cứng nhắc và bị nhiều hạn chế, không xem xét đến các yếu tố mang tính đặc trưng cá nhân.
- Không thể phân tích được những quá trình nhận thức và sinh lý bên trong ảnh hưởng lên hành vi.
Thành tựu và cống hiến cho Tâm Lý học hành vi:
Ứng dụng:
- Con người thích kể về bản thân mình: Đó là lý do vì sao bạn sẽ thấy một người có thể thao thao bất tuyệt kể về những chiến tích, những thành công của mình mà không mệt mỏi. Do đó, nếu muốn ai đó thích bạn, hãy khuyến khích họ kể về chính mình. ( Phản ứng khoe khoang của con người, khoe khoang có nguồn gốc từ mong muốn được người khác khẳng định, công nhận )
- Bạn muốn có thêm câu trả lời cho một vấn đề nào đó ? Hãy nhìn người đối diện thật lâu, họ sẽ thấy lúng túng và tìm cách nói/phân bua với bạn nhiều hơn. ( phản ứng chạy trốn, cố gắng lẩn tránh những điều có hại cho bản thân, đa phần để tìm ra đối phương đang cố giấu giếm điều gì)
Đóng góp
Cognitive behavioural therapy (CBT) – Liệu pháp nhận thức hành vi.
Là phương pháp can thiệp xã hội tập trung vào việc tiếp cận, thách thức các biến dạng nhận thức (niềm tin, suy nghĩ, thái độ), thay đổi hành vi tiêu cực, điều hòa cảm xúc và phát triển chiến lược ứng phó với các vấn đề nan giải trong cuộc sống cá nhân.
Được phát triển bởi nhà tâm thần học Aaron Beck, liệu pháp nhận thức – hành vi ra đời dựa trên lý thuyết nhận thức. Beck đã phát triển nhiều quy trình cụ thể để thách thức các niềm tin và giả định của những bệnh nhân trầm cảm, giúp họ thay đổi suy nghĩ theo hướng tích cực, thực tế và cảm thấy thoải mái, lạc quan hơn.
Kỹ thuật trị liệu này là công cụ đặc biệt hữu ích trong quá trình điều trị những dạng rối loạn về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý… Bên cạnh đó, những người bình thường cũng có thể hưởng lợi từ liệu pháp nhận thức – hành vi thông qua việc học cách quản lý căng thẳng trong cuộc sống thường nhật.
Liệu pháp nhận thức – hành vi không đơn thuần tập trung vào những điều đang diễn ra bên trong tâm trí mà còn tiếp cận chúng một cách khoa học và có hệ thống. Trong đó, mỗi buổi trị liệu đều đề ra mục tiêu cụ thể nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị và thiết lập mối quan hệ tương hỗ về mặt lợi ích. Để hỗ trợ người trị liệu phán đoán những hình mẫu và trạng thái cảm xúc của bản thân, chuyên gia trị liệu sẽ áp dụng các kỹ thuật sau:
- Viết nhật ký
- Luyện tập chánh niệm
- Thách thức niềm tin
- Thư giãn
- Bài tập về tư duy, thể chất, giao tiếp
Exposure and Response Prevention (ERP hoặc Ex/RP) – Trị liệu phơi nhiễm và phòng ngừa phản ứng:
Là một trong những phương pháp cụ thể của CBT, liệu pháp hành vi này giúp người bệnh được tiếp xúc dần dần với các tình huống được xây dựng dựa trên nỗi sợ hãi của người đó trong một môi trường an toàn.
Đặc điểm nổi bật của ERP là không hoàn toàn loại bỏ các suy nghĩ hay tình huống khiến người bệnh cảm thấy khó chịu bởi vì làm như vậy sẽ càng khiến cho bệnh nhân không thể đối phó với nỗi sợ của mình trong cuộc sống hằng ngày.
ERP cung cấp và cho phép bệnh nhân sử dụng các kỹ năng đã được rèn luyện đối phó và ngăn chặn nỗi sợ hãi của mình bất cứ khi nào nó xuất hiện.
Ví dụ: với những người sợ bị nhiễm vi khuẩn khi chạm vào tay nắm cửa, các bác sĩ lâm sàng sẽ sử dụng ERP nhằm mục đích khiến họ chạm vào tay nắm cửa. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân chạm tay vào mặt và ví mình để giải quyết nỗi sợ bị lây lan vi khuẩn. Điều quan trọng nhất là khi thực hiện liệu pháp trị liệu này, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân không được rửa tay, điều này khiến cho bệnh nhân không thể né tránh nỗi sợ của mình và từ đó làm cho họ quen dần với cảm giác có vi khuẩn trên tay.
Kết luận:
Với quan điểm của mình, J.Watson đã giúp tâm lý học tiến bộ thêm một bước. Nhưng chủ nghĩa hành vi của ông đã quan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi, đánh đồng hành vi của con người với hành vi của động vật. Chủ nghĩa hành vi đồng nhất phản ứng với nội dung tâm lý bên trong làm mất tính chủ thể, tính xã hội của tâm lý người. Đây chính là quan điểm tự nhiên chủ nghĩa, phi lịch sử và thực dụng. Về sau này, các nhà tâm lý khác đại diện cho tâm lý học hành vi như: B.F. Skinner, Edward C. Tolman,… có đưa công thức S-R những “biến số trung gian” bao hàm một số yếu tố như: nhu cầu, trạng thái, chờ đón, kinh nghiệm sống hoặc hành vi tạo tác nhằm đáp lại nhưunxg kích thích có lợi cho cơ thể, nhưng về cơ bản vẫn mang tính máy móc, thực dụng của Watson.