Gordon Willard Allport (1897 – 1967).
Gordon Willard Allport là một nhà tâm lý học người Mỹ. Allport là một trong những nhà tâm lý học đầu tiên tập trung vào nghiên cứu tính cách và thường được coi là một trong những nhân vật sáng lập của tâm lý học nhân cách.
Trong những năm làm việc kéo dài và rất hiệu quả ở Đại học Harvard, G. Allport đã làm nhiều việc hơn ai hết để Tâm lí học nhân cách mang tính chất lí luận hàn lâm. Trước khi xuất hiện vào năm 1937, cuốn sách của ông Nhân cách – những nghiên cứu tâm lí học (Personality: psychological intepretation), các vấn đề nhân cách nói chung không được coi là đối tượng của tâm lí học. Chính Allport cũng không bao giờ tham gia vào các ca phân tâm và không thực hành trong lĩnh vực này, điều đó cho phép ông chuyển nghiên cứu nhân cách từ lĩnh vực lâm sàng vào giảng đường Đại học.

Gordon Allport (1897 – 1967).
Thời ấu thơ, Allport cảm thấy có những trở ngại nhất định trong quan hệ với bạn bè cùng tuổi. Nhưng, bù lại, ông được sống trong gia đình tràn ngập tình yêu và hiểu biết. Khác với S. Freud và những nhà nghiên cứu theo làn sóng thứ nhất, thời thơ ấu của Allport không có những thể nghiệm chấn thương có thể trực tiếp hay gián tiếp gây ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của người lớn. Quan điểm xuất phát của ông không phải là vấn đề nhân cách và các trải nghiệm mà chỉ đơn thuần là sự quan tâm về mặt lí luận.
Một thời gian sau khi tốt nghiệp trường trung học và trước khi vào Đại học, ông đi du lịch. Tại Vienne, ông đã đến thăm S. Freud, người sau này có ảnh hưởng lớn đến cách hiểu nhân cách của ông. Khi người ta đưa ông vào phòng làm việc của nhà tư tưởng vĩ đại, Allport cảm thấy lúng túng và không biết nói gì.
Cuối cùng, ông kể một câu chuyện mà mình là nhân chứng về một cậu bé có dấu hiệu sợ bất kì sự bẩn thỉu nào. Sau khi nghe xong, S. Freud đã hỏi: “Cậu bé đó là anh phải không?”. S. Freud cho rằng Allport kể câu chuyện của mình cho ông nghe và nói về các xung đột sâu sắc của mình (Allport, 1968). Có lẽ câu hỏi của Freud khá sắc sảo. Theo đánh giá của S. Freud, Allport là người rất chỉnh tế, cụ thể, rành mạch và thích ngăn nắp, tức là có những đặc điểm điển hình của một nhân cách của những người bị những ý tưởng ám ảnh.
Allport bị choáng váng bởi câu hỏi của S. Freud. Nhiều năm sau, ông viết: “Sự đụng độ duy nhất của tôi với S. Freud là một trải nghiệm gây chấn thương” (Allport, 1967, tr.22). Theo ý kiến của ông, học thuyết Phân tâm rõ ràng đã phóng đại vai trò của các lực lượng vô thức và động cơ gây thiệt hại cho yếu tố ý thức.
Allport đã cực tiểu hóa ảnh hưởng của vô thức đến sức khoẻ tâm lí của người lớn. Trong hành vị của người bình thường, những động cơ lí tính đóng vai trò chủ yếu và chỉ có những người rối loạn thần kinh mới sống phù hợp với các xung động vô thức. Ông không nhất trí với đánh giá của trường phái S.Freud về vai trở đặt biệt của những trải nghiệm thời ấu thơ trong sự phát triển những xung đột tâm ở người lớn. Người bình thường không chỉ sống với quả khứ mà sống bằng hiện tại và tương lai. Một điểm khác biệt nữa giữa quan điểm của Allport với thuyết S.Freud chính thống là ông thích nghiên cứu người lớn khoẻ mạnh, chứ không phải là bệnh nhân loạn thần kinh. Theo quan điểm của ông, giữa người loạn thần kính và người khoe mạnh không có điểm gì chung và vì thế không có cơ sở để so sánh một cách chặt chế. Nhân cách con người luôn độc đáo và vì thể không tổn tại bất kì quy luật tổng quát nào áp dụng được cho từng người. Allport đã từng giữ chức Chủ tịch Hội Tâm lí học Mĩ và được hội này tặng huân chương vì những đóng góp vĩ đại cho sự nghiệp tâm lý học.
Lời kết:
Trần Toàn Psy mong đã giúp các bạn có thể biết thêm về Tâm Lý học, chúc bạn có một ngày thật tích cực <3.
(Nguồn: Giáo Trình Các Lý Thuyết Phát Triển Tâm Lý Người – Phan Trọng Ngọ)